Tất cả các sinh vật và sự sống trên trái đất hiện nay đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy bằng chứng tiến hóa là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các bằng chứng tiến hoá ngay bài viết sau đây!
Bằng chứng tiến hóa là gì?
Bằng chứng tiến hóa được hiểu là bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau. Theo đó, có 2 loại bằng chứng tiến hóa như sau:
- Bằng chứng tiến hóa trực tiếp: các hóa thạch.
- Bằng chứng tiến hóa gián tiếp: bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng tế bào học, bằng chứng phôi sinh học so sánh, bằng chứng địa lí sinh vật học, sinh học phân tử.

Các bằng chứng tiến hóa gián tiếp
Bằng chứng giải phẫu so sánh
Chính sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy những loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa chung từ một tổ tiên. Những loài nào có đặc điểm cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì mối quan hệ của chúng lại càng thân thuộc.
- Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể với nguồn gốc cùng nhau trong quá trình phát triển phôi. Mặc dù cấu tạo giống nhau nhưng chức năng của các cơ quan này có thể khác nhau. Cơ quan tương đồng biểu đạt cho sự tiến hóa phân li.
Ví dụ cụ thể: Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở những loài động vật khác; Chi trước ở động vật có xương sống như: Cá voi, mèo, cánh dơi, cánh chim, xương tay người,…
- Cơ quan tương tự: là các cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng lại đảm nhiệm chức năng giống nhau vì thế có hình thái tương tự nhau. Cơ quan tương tự thể hiện cho sự tiến hóa đồng quy.

Ví dụ: gai xương rồng và gai cây hoa hồng, cánh dơi với cánh côn trùng.
- Cơ quan thoái hóa (cũng là cơ quan tương đồng): cơ quan này phát triển không đầy đủ ở thể trưởng thành. Bởi vì điều kiện sống của loài thay đổi dẫn tới các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, chúng bị tiêu giảm dần, hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia mà thôi.
Ví dụ: Ruột thừa, xương cùng, răng khôn ở người.
Bằng chứng phôi sinh học so sánh
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau chính là bằng chứng thể hiện về nguồn gốc chung của chúng. Các đặc điểm giống nhau này càng nhiều và càng kéo dài trong giai đoạn phát triển muộn của phôi càng chứng tỏ mối quan hệ họ hàng gần.
Ví dụ:
- Phôi của cá, gà, rùa, kỳ nhông, loài động vật có vú, người điều trải qua giai đoạn có khe mang.
- Tim phôi của các loài động vật có vú ban đầu là 2 ngăn, sau đó mới phát triển thành 4 ngăn.

Muller và Haeckel đã nêu lên định luật phát sinh sinh vật như sau: “Sự phát triển các thể lặp lại một cách rút gọn lịch sử phát triển của loài”. Định luật phản ánh một cách rõ nhất mối quan hệ giữa sự phát triển cá thể với sự phát triển chủng loại, có thể vận dụng xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài với nhau.
Bằng chứng địa lý sinh học
Những dẫn liệu về địa lý sinh vật học chứng tỏ:
- Động vật hay thực vật đều phát sinh trong một thời kỳ lịch sử hay một vùng nhất định.
- Các loài dần mở rộng phạm vi phân bố, dần phát triển và tiến hóa theo con đường phân ly, đảm bảo thích nghi với điều kiện địa lý, sinh thái. Chính điều kiện địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân ly.
Đacuyn là người đầu tiên nhận thấy:
- Các loài có họ hàng thân thuộc thường được phân bố trong cùng một khu vực bởi chúng tiến hoá từ một tổ tiên chung.
- Những khu vực địa lý khác nhau nhưng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau thường có các loài khác biệt nhau. Vì thế điều kiện tự nhiên giống nhau không phải là yếu tố quyết định sự giống nhau giữa các loài. Sự giống nhau của các loài là bởi tổ tiên chúng được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Bằng chứng sinh học tế bào
Trong quá trình nghiên cứu về cấu trúc của tế bào động, thực vật và vi khuẩn M.Schleiden (1838) và T.Schwann (1839) đã tạo nên học thuyết tế bào. Học thuyết này cho rằng:
- Những sinh vật từ đơn bào cho tới động vật, thực vật đều sở hữu đặc điểm cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản giúp tạo nên cơ thể sống.
- Tất cả các tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống trước đó, chúng không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh. Sự lớn lên, sinh sản của mọi cơ thể đa bào đều có liên quan đến sự phân chia tế bào.
Thuyết tế bào cho thấy mọi sinh vật đều có cùng nguồn gốc.

Xem thêm >>> Hp là gì? Cách để tính công suất hp và diện tích sử dụng điều hoà
Bằng chứng sinh học phân tử
Sự sống trên Trái Đất chủ yếu là các đại phân tử axit nuclêic và prôtêin
- ADN đảm nhiệm vai trò lưu trữ, giúp truyền đạt thông tin di truyền. Tế bào của các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung một loại mã di truyền, có tính phổ biến chung đối với các loài.
- Prôtêin của các loài được cấu tạo bởi 20 loại axit amin, mỗi loại protein được đặc trưng bởi thành phần, số lượng, đặc biệt là trật tự sắp xếp của các axit amin.
- Phân tích trình tự sắp xếp của các axit amin chung một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit cùng một gen ở các loài khác nhau cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Loài nào có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin, cũng như trình tự nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau. Bởi các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung, cho nên chưa đủ thời gian để có sự phân hóa tạo nên sự khác biệt lớn về cấu trúc phân tử.
Với những chia sẻ trên đây của maychasandon.com đã giúp chúng ta trả lời được cho câu hỏi bằng chứng tiến hóa là gì, cũng như những loại bằng chứng tiến hoá hiện nay. Từ đó, giúp bạn hiểu hơn về sự tiến hoá, phát triển của các loài sinh vật trên trái đất này.