CFO là gì, đảm nhiệm chức danh, vị trí nào trong công ty hiện nay? Nếu bạn đang có hứng thú về vị trí tuyển dụng này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về ceo cfo là gì?
CFO là gì? Cfo là viết tắt của từ gì?
CFO là chữ viết tắt của chức danh giám đốc tài chính tiếng anh là Chief Financial Officer. Đây là chức danh đảm nhiệm vai trò phụ trách hoạch định nguồn tiền của công ty trong tương lai dựa trên số liệu kế toán.
Vị trí phó giám đốc tài chính tiếng anh là gì? Khác với giám đốc tài chính, Phó giám đốc có tên tiếng anh là Deputy / Vice Director.
Giám đốc tài chính làm gì? Là người phụ trách chiến lược tài chính cáo nhất của công ty. Là người trực tiếp quản lý dòng tiền của toàn bộ công ty.

Vai trò của CFO trong từng loại hình doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau, cụ thể như:
- Ở khối sản xuất: Lúc này CFO giám đốc tài chính và kế toán trưởng là một. Bởi vai trò của các CFO không khác gì so với một kế toán trưởng. Vị trí này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một đơn vị, doanh nghiệp.
- Ở khối dịch vụ: CFO Lép vế hơn vì dịch vụ là sản phẩm vô hình. Kinh doanh và tiếp thị sẽ quan trọng hơn.
- Ở khối tài chính/đầu tư/ngân hàng: CFO thể hiện được hết vai trò của mình, có khả năng đầu tư tiền để đẻ ra tiền.
Nhiệm vụ của giám đốc tài chính là gì?
Nhiệm vụ giám đốc tài chính CFO làm gì? CFO có vai trò hoàn thiện bộ máy tài chính của doanh nghiệp bao gồm các công việc: Nghiên cứu, phân tích, triển khai hoặc xử lý các công việc, vấn đề để kiểm soát rủi ro đối với quan hệ tài chính.
Các CFO có khả năng sử dụng các công cụ về tài chính nhằm xây dựng kế hoạch về tài chính, tối đa hóa hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn cho các doanh nghiệp.
Từ đó đưa ra các cảnh báo nguy hiểm, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bằng khả năng, nghiệp vụ phân tích tài chính của mình.

Vai trò đối với một giám đốc tài chính CFO
CFO đóng vai trò là cố vấn chiến lược của công ty
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, CFO giống như một nhà cố vấn chiến lược cho chính Giám đốc điều hành CEO. Các CFO cần tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực báo cáo tài chính cũng như có khả năng để kiểm soát được các yêu cầu khác.
CFO phải có khả năng để giúp bao quát tốt, cũng như phản ứng lại với các dữ kiện trong quá trình giải quyết một vấn đề một cách nhanh nhạy, hiệu quả.
Với vị trí này, các CFO phải có tư duy nhằm giúp phân tích cùng với sự nhạy bén về tài chính để có thể đưa ra được chiến lược tài chính cho mình với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
CFO như một nhà lãnh đạo
CFO cũng được xem như một nhà lãnh đạo trong những chiến lược về tài chính. CFO đảm nhận các kết quả tài chính của tổ chức và của đội ngũ quản lý cấp cao.
Họ cần áp dụng một mô hình tài chính hợp lý nhằm nâng cao độ hiệu quả và mức độ dịch vụ. Đồng thời, chịu trách nhiệm trong việc cân bằng chi phí, giúp đảm bảo tính hợp lý và linh hoạt.
CFO là một nhà ngoại giao
CFO đóng vai trò là một người đại diện, bộ mặt của công ty có vai trò quyết định đến khả năng tài chính.
Cho nên, các giám đốc tài chính CFO có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự bền vững của công ty. Giám đốc tài chính CFO giúp hòa hợp với đối tác trong các chiến lược kinh doanh, mang lại hiệu quả cho các đơn vị và doanh nghiệp.

Các CFO đóng vai trò là trưởng nhóm
Các CFO là người vạch ra hướng đi cho tương lai, chiến lược để mang lại hiệu suất kinh doanh, cũng như cung cấp cho các quản lý cấp cao về kế hoạch tài chính mang tính đột phá. Nhờ đó mà giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Các CFO giúp tập hợp một hoặc nhiều nhóm cá nhân tài năng đẻ nâng cao hiệu quả, tỷ lệ thành công trong các dự án của công ty.
Có thể thấy các giám đốc tài chính đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng và lớn lao. Vì thế việc theo đuổi chức danh này thật sự là một niềm mong ước, nhưng cũng là áp lực lớn đối với các CFO.
Con đường trở thành giám đốc tài chính thực thụ
Yêu cầu đối với một giám đốc tài chính tuyển dụng khá cao. Vì thế, để đào tạo CFO cần mất nhiều thời gian và yêu cầu khắt khe trong việc tuyển chọn. Để đảm bảo đưa ra các kế hoạch tài chính hiệu quả, giám đốc tài chính CFO cần phải có kiến thức về kế toán tài chính, cùng những kỹ năng, nghiệp vụ trong việc phân tích, giải quyết vấn đề, hoạch định chiến lược,… cụ thể như sau:
Có kiến thức về kế toán, phân tích tài chính
Mặc dù không trực tiếp làm các công việc xuất chứng từ thu chi, giao dịch, ghi chép tài chính,.. tuy nhiên các CFO yêu cầu phải hiểu rõ được những công việc của một kế toán nhằm điều phối quản lý ngân sách tài chính của công ty.
Những kiến thức về kế toán và phân tích tài chính giúp các giám đốc tài chính có thể định lượng được một cách chính xác và nhanh chóng các tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Có khả năng nắm bắt, phân tích, báo cáo dữ liệu
Giám đốc tài chính CFO yêu cầu phải có khả năng bao quát thông tin, đọc hiểu, phân tích, cũng như thực hiện báo cáo dữ liệu tài chính. Với tư duy và sự nhạy bén của mình giúp cho CFO có thể đưa ra được các chiến lược tài chính dài hạn cho tổ chức, doanh nghiệp.
CFO yêu cầu cần có tầm nhìn về mặt tài chính, dự đoán được các rủi ro tài chính tiềm ẩn, tạo ra cơ hội và thách thức để quản lý tốt ngân sách của doanh nghiệp.
Yêu cầu có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tốt, nhanh nhạy, hiệu quả, giúp hoạch định được chiến lược tài chính, nhờ đó mang lại lợi nhuận cho công ty.
Xem thêm >>> Kim tứ đồ là gì? Bí quyết để trở thành người tự do tài chính
Kỹ năng mềm
Cùng với những kiến thức chuyên ngành, một Giám đốc tài chính chuyên nghiệp cần phải có các kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng xử lý vấn đề linh hoạt
- Có khả năng nắm bắt thông tin, thị trường tốt nhất
- Tầm nhìn chiến lược nhằm đưa ra những quyết định sáng suốt cho đơn vị, doanh nghiệp.
Những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về CFO là gì, cũng như những tố chất của một giám đốc tài chính. Hy vọng chúng thật sự hữu ích giúp bạn định hướng được con đường tương lai cho mình.