Gia đình là gì? Thành phần gia đình là gì? Hộ gia đình là gì?

Gia đình, một trong những thành phần không thể nào thiếu để làm nên một xã hội hoàn chỉnh.  Để nắm được rõ hơn về khái niệm gia đình là gì và các thành phần trong gia đình, hãy theo dõi bài chia sẻ của chúng tôi dưới đây. 

gia đình là gì

Tìm hiểu khái niệm gia đình là gì? 

Gia đình là gì? Có rất nhiều khái niệm được đưa ra khi nói đến gia đình. Trong đó, theo khái niệm về gia đình mang tính chất pháp lý tại Việt Nam, được trích dẫn trong Luật Hôn nhân và gia đình đã đề cập đến: “Gia đình là nơi tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó là: Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng con người, là một thiết chế văn hoá – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,…giữa các thành viên với nhau. 

Xem thêm >>> Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? Lịch sử và ý nghĩa ngày này

Thành phần gia đình là gì? 

Thành phần hay còn gọi theo cách khác đó là xuất thân của gia đình, liên quan đến hoàn cảnh và xác định tầng lớp gia đình của bạn trong xã hội ngày nay. 

Thành phần gia đình được biết đến nhiều nhất thông qua tờ khai của sơ yếu lý lịch. Mục này khiến nhiều người viết sơ yếu lý lịch lần đầu cảm thấy hơi khó khăn do chưa hiểu được cụ thể thành phần gia đình là gì. 

Xác định thành phần gia đình vô cùng đơn giản, đó là bạn hãy xem bản thân mình xuất thân là tầng lớp nào: nông dân, công nhân, viên chức, tư sản, tiểu tư sản,… Những bản sơ yếu lý lịch hầu hết đều sẽ phân chia thành những giai đoạn cụ thể trong phần thành phần gia đình, nếu gia đình bạn được sinh ra và hoạt động, làm việc trong các mốc thời gian đó thì hãy ghi vào, nếu không thì bỏ qua. 

Những hình thái phổ biến của gia đình

Nếu xét theo quy mô gia đình, thì có thể phân gia đình thành 2 loại như sau: 

  • Gia đình hạt nhân: là gia đình hai thế hệ, chỉ gồm 1 vợ và 1 chồng sống cùng con cái. Gia đình nhỏ là một dạng gia đình vô cùng quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày nay đang dần trở nên khá phổ biến trong xã hội. Ở các nước đang phát triển, vì tỉ lệ sinh ngày càng cao, nên các chính sách giảm số lượng con trong gia đình đã được ban hành vừa để ổn định dân số, đồng thời ổn định nền kinh tế quốc gia. 
  • Gia đình truyền thống là gia đình nhiều thế hệ, vẫn được duy trì từ trước đến nay, bao gồm thế hệ ông bà, bố mẹ và con cháu, có thể có thêm cháu chắt,…

hình thái gia đình

Hộ gia đình là gì? 

Họ gia đình là một nhóm người được thống nhất bởi sự ràng buộc của hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi. Họ tương tác với nhau trong các vị trí xã hội, thường là của vợ/ chồng, cha/ mẹ, con cái và anh chị em ruột. 

Hộ gia đình khác biệt hoàn toàn với nhóm gia đình. Nhóm gia đình có thể bao gồm những người ở trọ hay những người chuyển đến ở chung với nhau trong một nhà. 

Chức năng của gia đình

Một gia đình trong xã hội gồm 2 chức năng chính như sau: 

  • Tạo ra một thế hệ mới, bao gồm việc sinh đẻ và nuôi dưỡng, giáo dục: 
    • Chức năng sinh sản: tạo ra một con người mới, một thế hệ mới về mặt sinh học, tạo ra con cái. Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình, bởi nó là phương pháp hiệu quả nhất để duy trì nòi giống, đảm bảo đất nước không bị suy vong do lão hoá dân số. 
    • Chức năng giáo dục: người có thân phận lớn hơn như ông bà, cha mẹ có nhiệm vụ giáo dục con cháu của mình, qua đó, vừa để góp phần duy trì nền văn hoá truyền thống, đạo đức của xã hội. 
  • Nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình, thỏa mãn tất cả các nhu cầu về tâm sinh lý và tình cảm của các thành viên.

chức năng của gia đình

Hai chức năng cơ bản này đã chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình như: 

Chức năng kinh tế

Đây là chức năng cơ bản nhất, cũng là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất. Bên cạnh đó, nó còn đảm bảo nguồn sống của mỗi gia đình được ấm no, giàu mạnh như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn Dân giàu thì nước mới mạnh. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thoả mãn mục đích duy nhất đó là tồn tại. 

Một khi đã có kinh tế thì cuộc sống của mỗi gia đình sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ngoài những thành viên nhỏ tuổi nhất, đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang trong độ tuổi lao động cần có một công việc ổn định, với mức thu nhập ổn định. Ngoài ra, cần có thêm một nguồn thu nhập bên ngoài để có thêm nguồn chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày. 

Chức năng giao tiếp tinh thần 

Bên cạnh chức năng kinh tế, thì gia đình còn có chức năng thoả mãn cho nhu cầu về tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên trong gia đình.
Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người khôn lớn trưởng thành, vững vàng bước vào cuộc sống xã hội. Đồng thời cũng là nơi bao dung, chia sẻ và đồng cảm cho mỗi cá nhân trước những sóng gió cuộc đời. 

Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khát khao tìm về sự bình yên, thỏa mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc và đùm bọc của gia đình.

Hạnh phúc gia đình là gì? 

Một gia đình có phát huy hết được chức năng, vai trò và ý nghĩa cho xã hội hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc gia đình có được khi các thành viên trong gia đình luôn vui vẻ, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động hàng ngày. 

hạnh phúc gia đình

Theo quan điểm cá nhân, hạnh phúc gia đình được thể hiện qua các mặt: đảm bảo về mặt kinh tế đồng thời phát triển mối quan hệ gắn kết, hoà thuận giữa các thành viên. 

Nhìn chung, một gia đình hạnh phúc được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ để vun đắp, tạo nên một gia đình hạnh phúc. 

Trên đây là những chia sẻ của maychasandon.com về chủ đề gia đình là gì và các vấn đề xung quanh gia đình. Hy vọng mỗi người trong xã hội sẽ thực hiện tốt vai trò của mình để tạo nên một gia đình hạnh phúc, đáp ứng được toàn bộ những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *