Lễ Phật Đản là ngày nào? Ý nghĩa ngày đại lễ Phật Đản là gì?

Lễ Phật Đản sẽ là một ngày đại lễ vô cùng quan trọng đối với những người theo đạo Phật. Vậy tất cả mọi người đã hiểu lễ Phật Đản là gì hay chưa? Hãy cùng maychasandon.com tìm hiểu về ngày lễ trọng đại này cùng ý nghĩa của nó trong bài viết dưới đây nhé!

Lễ Phật Đản - Một trong ba ngày đại lễ của Phật giáo
Lễ Phật Đản – Một trong ba ngày đại lễ của Phật giáo

Lễ Phật Đản là ngày nào?

Lễ Phật Đản cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo là 3 ngày lễ trọng đại nhất trong năm của đạo Phật. Đây chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được hạ sinh ngay tại vườn Lâm Tỳ Ni. 

Lễ Phật Đản ở Việt Nam còn được gọi là Ngày Phật Đản sanh, ngày Đản sanh của Đức Phật, trong tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha. 

Vậy lễ Phật Đản là ngày nào? 

Trước năm 1959, các nước Đông Nam Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo trên thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Colombo đã thống nhất lấy ngày 15 tháng 4 Âm lịch là ngày lễ Phật Đản, cũng chính là ngày sinh thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Nguồn gốc ngày Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản được bắt nguồn từ điển tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuộc dòng họ Cồ Đảm, tộc Thích Ca, là con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài được sinh ra vào đúng ngày rằm tháng 4 Âm lịch năm 624 trước Tây lịch của phái Nam Tông và ngày 8/4 Âm lịch của phái Bắc Tông tại vườn Lâm Tỳ Ni. 

Nguồn gốc ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 
Nguồn gốc ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngài lớn lên trong hoàng cung tráng lệ, vâng lời vua cha thành thân với công chưa Gia Du Đà La và hạ sinh một Thái tử, đặt tên là La Hầu La. Một lần trong chuyến xuất cung điều tra đời sống của người dân, chứng kiến sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian, khiến Thái tử cảm thấy đau lòng khôn nguôi. 

Lòng không yên trước cảnh gian khổ của chúng sinh, Ngài rời bỏ ngôi vị, rời khỏi hoàng cung đi tìm đạo giải thoát. Sáu năm đi tìm là 6 năm tu khổ hạnh trong rừng sâu, 49 ngày ngồi tịnh tu dưới gốc cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, một lòng hướng về chúng sinh đã giúp Ngài giác ngộ hoàn toàn. Cũng chính vào năm 30 tuổi, Ngài tu chín quả, thành Phật, và là bậc vô thượng chánh giác. 

Sau đó, Ngài đi khắp nơi để thuyết pháp, đem những chân lý mà mình giác ngộ được để giảng dạy cho mọi người hiểu trong suốt 50 năm ròng rã. Năm 80 tuổi, Ngài thị tịch, nhập Niết bàn tại khu rừng ta la song thị. 

Từ đó, người dân khắp nơi tôn Ngài lên thành Đức Phật từ bi, cứu giúp con dân khỏi những lẽ vô thường tại vị, hướng về Phật pháp và những lẽ phải của nhân sinh. Đồng thời, họ lấy ngày sinh của Đức phật để làm ngày lễ Phật Đản, biết ơn ngài đã hạ thế để cứu dân khỏi kiếp nạn. 

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc Tông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thường tổ chức ngày lễ Phật Đản và 8/4 Âm lịch. Còn một số quốc gia khác theo Phật giáo Nam Tông sẽ lấy ngày rằm tháng 4 làm ngày lễ Phật Đản. 

Ngày 15/12/1999, theo đề nghị của 34 quốc gia trong Đại hội Phật giáo thế giới, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hoá, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc. Những hoạt động sẽ diễn ra hàng năm tại trụ sở các trung tâm của Liên Hợp Quốc từ năm 2000 trở đi, vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 Dương lịch. 

Xem thêm >>> 

Ý nghĩa của Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là ngày nghỉ lễ của nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Nepal,…Tại Việt Nam, mặc dù lễ Phật Đản được công nhận là ngày lễ chính thức nhưng lại không được nghỉ. 

vào ngày nay, các Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Bằng các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng, ăn chay, giữ Ngũ giới, từ bị hỉ xả, từ thiện, làm ơn, cho những người còn khó khăn trong cộng đồng. 

Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là nỗ lực làm những điều đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những mảnh đời còn bất hạnh như người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, người bệnh,…

Những thông điệp được nhắc đến trong ngày lễ Phật Đản 

  • Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, vị thế,…nếu người đó muốn tu tập theo chính pháp. Đây là ưu điểm nổi bật của đạo Phật, có hằng hà sa số các vị Phật trên thế gian chứ không duy nhất một vị Phật Thích Ca.
  • Đức Phật không phải vị thần linh thượng đế để có thể ban phước ơn hay giáng họa trừng phạt. Bởi vậy, những ai cúng cáo, tin tưởng Đức Phật trên tinh thần van xin dù ở chùa hay ở nhà đều sẽ không đạt được như ý nguyện. Bởi vậy, càng xin nhiều lại càng thất vọng nhiều, tin tưởng nhiều lại đau khổ nhiều. 
Lễ Phật Đản - nơi con người hướng tâm về đạo Phật, về lẽ phải, về công lý
Lễ Phật Đản – nơi con người hướng tâm về đạo Phật, về lẽ phải, về công lý
  • Từ trước khi Đức Phật xuất hiện, trên thế gian này vẫn đầy rẫy đau khổ, đấu tranh, lừa đảo chứ không duy chỉ hiện tại. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, giúp con người đi qua bể khổ, lướt qua bát phong của cuộc đời, đi đến bến bờ của sự giác ngộ và giải thoát.
  •  Đạo Phật là một tôn giáo, cho nên có những hình thức cúng kiếng, lễ lạy, cầu nguyện để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo. Nếu như con người muốn giác ngộ thì không chỉ dừng lại ở những việc tầm thường này, hãy tự mình tịnh tâm, làm những điều có ích, cứu độ mọi người trên thế giới này.
  • Các buổi lễ của Phật giáo, đặc biệt là lễ Phật Đản đều nhằm mục đích hướng con người đến với đạo, xoa dịu những đau khổ của cuộc đời. Và cốt lõi nhất đó là Hãy bước vào cửa đạo chứ không phải chỉ bước qua cửa chùa, không quan tâm đến việc tu học đạo, tu tâm dưỡng tính. Bước vào đạo nghĩa là học theo những điều Đức Phật dạy để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, hết sức mê tín dị đoan! 

Các hoạt động trong ngày Lễ Phật Đản 

Do mỗi quốc gia có một cách thờ Phật khác nhau, do đó mà các hoạt động diễn ra trong ngày lễ Phật Đản cũng khác nhau hoàn toàn. 

Lễ Phật Đản tại Việt Nam 

Theo truyền thống, đại lễ Phật Đản ở Việt Nam được Hiệp hội Phật Giáo tổ chức rất trang trọng và thành kính. Buổi lễ được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch hàng năm, giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: dựng lễ đài để tổ chức các chương trình văn nghệ, tôn vinh Đức Phật, diễu hành xe hoa, thả hoa đăng trên sông, thuyết giảng đạo Phật, tắm Phật,…

Trong ngày này, các Phật tử không được sát sinh, tất cả đều phải ăn chay, lau dọn nhà cửa, tân trang lại bàn thờ Phật thật sạch sẽ. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp các nhà sư là công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, chiêm nghiệm về những hành động của bản thân để làm cho tâm hồn thật thanh tịnh. 

Bên cạnh đó, trước và trong đại lễ, Giáo hội Phật giá các tỉnh thành, các chùa chiền tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho các tăng ni, Phật tử có công lao đối với Phật pháp, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…

Hoạt động thả chim bồ câu trong lễ Phật Đản tại Việt Nam
Hoạt động thả chim bồ câu trong lễ Phật Đản tại Việt Nam

Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hoá của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn trọng và bình đẳng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức rất long trọng, thu hút rất nhiều người, kể cả những người không theo tín ngưỡng Phật giáo.

Thông qua các hoạt động trong ngày lễ này cũng là dịp để mỗi người con của Phật nhìn nhận lại vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, đất nước. Đây cũng chính là phương châm của đạo Phật Sống tốt đời, đẹp đạo.

Các hoạt động trong lễ Phật Đản ở Ấn Độ 

Người Ấn Độ vào ngày này thường đi đến tịnh xá và ở lại lâu hơn ngày thường, nghe kinh Phật. Họ mặc trang phục máu trắng và ăn chay. Món ăn mà họ hay ăn vào ngày này đó là kheer – một loại cháo ngọt nhằm gợi lại câu chuyện của Sujata, cô gái đã dâng Đức Phật một bát cháo sữa.

Lễ Phật Đản tại Nepal 

Ngày lễ Phật Đản được nhắc đến ở Nepal là Phật Jayanti, được tổ chức rất trang trọng trên khắp cả nước, nhưng chủ yếu vẫn là Lâm Tỳ Ni và chùa Swayambhu. 

Cửa chính của chùa chỉ mở đúng vào ngày Phật Đản để cho tất cả mọi người từ khắp thung lũng Kathmandu và hàng ngàn lượt khách thập phương đến. Ở Nepal vào ngày lễ Phật Đản được đánh dấu bằng ngày nghỉ lễ quốc gia. Người có điều kiện sẽ tặng thực phẩm, quần áo cho người nghèo và góp quỹ cho các tu viện, trường học, nơi Phật giáo được dạy và thực hành.

Lễ Phật Đản tại Myanmar

Tại MYanmar, ngày Vesak được gọi là ngày của Kason. Trong đó, Kason là tháng thứ 2 trong 12 tháng theo lịch Myanmar có khí hậu nóng nhất trong năm. Trong lễ hội, người dân đặt những chậu nước lên đầu và đội đến những tu viện, tưới xuống gốc cây bồ đề. Đây là cách để cảm ơn loài cây đã che chở thánh đức Đế Tôn trong những ngày thanh tịnh tâm can trước khi tu thành chín quả. 

Lễ Phật Đản tại Sri Lanka

Phật giáo ở Sri Lanka được coi là quốc gia. Trong ngày này, tất cả người dân đều được nghỉ ở nhà. Những năm gần đây, lễ Vesak được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 4 âm và kết thúc sau 1 tuần . Ngoài những buổi lễ tụng kinh và cầu nguyện theo quy định thì trong lễ hộ Vesak còn tổ chức nhiều chương trình mang tính dân gian. 

Hoạt động diễu hành của người Srilanka trong lễ Phật Đản
Hoạt động diễu hành của người Srilanka trong lễ Phật Đản

Các quầy hàng bán rượu và thịt thường phải đóng của trong những ngày này, cả những lò giết mổ cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, người dân còn tổ chức phóng sinh một số lượng lớn chim, cá,…

Việc bố thí Dana cũng rất được coi trọng, họ thường đến tặng quà cho trẻ mồ côi và những người già neo đơn cũng như phát thức ăn miễn phí cho những khách qua đường.

Người dân sẽ mặc đồ trắng, đi tới những đền thờ, tu viện và tham gia các nghi lễ truyền thống ở đó. Những khu vực công cộng diễn ra nhiều chương trình lễ hội, phổ biến nhất là chương trình rước và diễu hành xá lợi. Các dây hạt xá lợi được trang trí trên lưng của những chú voi được trang điểm lộng lẫy, dùng những sắc màu mang đậm phong cách Nam Á, theo sau là hàng ngàn Phật tử diễu hành khắp các đường lớn.

Nghi lễ Vesak tại Indonesia

Ở Indonesia, lễ Vesak có tên gọi khác là ngày Waisak và là ngày nghỉ lễ quốc gia. Kể từ năm 1983, ngày Waisak chính thức được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch. 

Vào ngày này, hàng nghìn Tăng ni, Phật tử hội tụ tại đền Borobudur để tụng các câu kinh trong một nghi lễ gọi là Pradak Sina. Các nhà sư sẽ dùng tay cẩn thận hứng nước thánh – tượng trưng cho sự khiêm tốn và dịch chuyển ngọn lửa – tượng trưng cho ánh sáng và sự giác ngộ từ bên này qua bên kia. 

Các nhà sư cũng tham gia vào nghi lễ Pindapata, nơi họ nhận được sự đóng góp của người dân Indonesia.

Lễ Vesak tại Thái Lan, Lào, Campuchia

Thái Lan được coi là quốc gia của Phật giáo đã 5 lần tổ chức Đại lễ Vesak của Liên Hợp Quốc. Tại Campuchia, người ta gọi ngày này là Visakha Bochea Day , còn ở Lào lại được gọi là Visakha Bo Xa Day. 

Trong thời gian lễ hội Vesak tại Lào diễn ra, khí trời thường khá oi bức và không có mưa. Do đó mà người ta sẽ kèm theo hoạt động bắn pháo hoa để ước nguyện trời sẽ có mưa xuống.

Lễ Phật Đản và lễ cầu mưa tại Campuchia
Lễ Phật Đản và lễ cầu mưa tại Campuchia

Lễ Phật Đản tại Trung Quốc

Phật giáo tại Trung Quốc đã xuất hiện cách đây gần 2000 năm. Phật giáo từng là tư tưởng của chính quyền và người dân trong một số triều đại. Lễ Phật Đản được tổ chức từ thời Tam Quốc, do đó, nó đã có ảnh hưởng không hề nhỏ trong tư tưởng của người dân ở một số giai đoạn lịch sử. 

Ngày nay, Phật giáo không còn ảnh hưởng quá nhiều trong xã hội Trung Quốc, từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa được hình thành. Người dân Trung Quốc biết đến Phật giáo chỉ là một tôn giáo trong hình thức ma chay, cúng kiếng, võ thuật,…Lễ Phật Đản cũng vì vậy mà chỉ được tổ chức đơn sơ, nhỏ lẻ trong khuôn viên chùa chiền và ít được xã hội quan tâm. 

Lễ Phật Đản tại Đài Loan

Giống như Thái Lan, Phật giáo lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng trong đời sống thường nhật của người dân trong toàn lãnh thổ. Kể từ năm 1999, ngày Phật Đản đã trở thành một ngày nghỉ lễ quốc gia, được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5.

Nghi lễ được bắt đầu bằng điệu nhảy truyền thống và ca khúc tôn vinh Phật Giáo. Sau đó là hành động rước Phật vào địa điểm tổ chức buổi lễ để tiến hành dâng cúng năm vật đó là hoa, trái cây, hương, thực phẩm và đèn cho Đức Phật.

Lễ Vesak tại Nhật Bản

Phật giáo được truyền vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ VI và là tôn giáo chính thức trong giai đoạn trung và đầu cận đại. Nhưng ngày nay, ngày Phật giáo lại không còn ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến đời sống của người dân.

Lễ Phật Đản tại Nhật Bản thường được gắn liền với Lễ hội Hoa Anh Đào, cũng chỉ được tổ chức nhỏ gọn trong các tự viện và trong bộ phận quần chúng Phật tử. 

Lễ Phật Đản tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, lễ Phật Đản là ngày lễ quốc gia và được coi là một trong những lễ hội văn hoá lớn nhất Hàn Quốc.
Trong các hoạt động được diễn ra thì trưng bày và diễu hành đèn lồng được đánh giá là ấn tượng nhất. Lễ hội đèn lồng kéo dài suốt 1 tuần trước ngày lễ Phật Đản bắt đầu và được ghi vào Danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể của UNESCO từ năm 2020 và là Tài sản Văn hoá Phi vật thể Hàn Quốc từ năm 2012.

Lễ hội đèn lồng tại Hàn Quốc
Lễ hội đèn lồng tại Hàn Quốc

Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ Phật Đản là gì cũng như ý nghĩa của ngày này. Đừng quên truy cập maychasandon.com để theo dõi thêm nhiều thông tin hay và bổ ích về những ngày lễ tại Việt Nam nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *