Tìm hiểu đặc sắc món ăn ngày tết cổ truyền dân tộc

Tết cổ truyền dân tộc là dịp cả gia đình được quây quần, đoàn tụ bên nhau, đây cũng là dịp mà chúng ta được thưởng thức những món ăn ngày tết đặc trưng, hấp dẫn không phải dịp nào cũng có. Cùng tìm hiểu những đặc sắc trong món ăn ngày tết quê hương ngay bài viết sau đây của chúng tôi!

Ý nghĩa món ăn ngày tết

Ý nghĩa của một số một số món ăn ngày tết cổ truyền của dân tộc:

Bánh Chưng

Bánh chưng là món ăn Tết Việt cổ truyền không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết, vì thế thế dân gian Việt Nam ta có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. 

Bánh Chưng chính là linh hồn của mâm cỗ ngày Tết. ”Bánh Chưng, bánh Giày” là biểu trưng của trời đất, của sự ấm no và hạnh phúc. Nhân bánh được làm từ thịt mỡ đượm vị tiêu cay, đậm đà vô cùng ngon và hấp dẫn. Tục lệ gói bánh chưng dịp tết đến xuân về là cách người Việt hướng về tổ tiên, cội nguồn, thêm yêu gia đình, đất nước hơn.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết 
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết

Bánh chưng ăn cùng với dưa hành là chuẩn nhất. Độ thanh chua của món ăn này còn giúp kích thích tiêu hóa. Phong vị Tết chắc chắn không thể thiếu đi sự sự có mặt của bánh chưng trong mâm cỗ.

Thịt gà luộc

Gà luộc là món ăn ngày tết Việt Nam không thể thiếu trên mâm cỗ, đặc biệt là mâm cỗ ngày Tết. Gà luộc đơn giản, bình dị nhưng lại có vị ngọt thơm, ăn bao lâu cũng không biết chán. Gà luộc được ăn kèm với xôi, bánh chưng cũng đủ để khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng.

Gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang, hạnh phúc trong những ngày xuân về. Cho nên đây là món ăn khởi đầu cho mâm cỗ đầu năm may mắn.

Thịt nấu đông

Thịt nấu đông là món ăn ngày Tết truyền thống miền Bắc. Đây là món ăn tết Việt mang đặc trưng nhất. Mùa đông thời tiết khá lạnh, thịt nấu đông mới có thể bảo quản được trong nhiều ngày mà không cần lo lắng đến vấn đề bị ôi thiu.

Thịt nấu đông ngày tết
Thịt nấu đông ngày tết

Thịt đông nhìn trông giống như thạch, rất dễ ăn. Món ăn này tượng trưng cho sự sự trong trẻo, tinh khôi, may mắn của một năm.

Thịt kho tàu

Nếu như đặc trưng của miền Bắc là món thịt đông, thì miền Nam là món thịt kho hột vịt (thịt kho tàu). Món ăn này cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn, khiến nhiều người mê đắm.

Thịt kho tàu là biểu tượng cho sự sum vầy, ấm cúng, thể hiện cho một năm mới đầy hoà thuận, yên vui.

Giò chả

Trong mâm cơm ngày tết chắc chắn sẽ không thể thiếu đi sự có mặt của giò chả. Giò chả được cắt thành miếng được bày biện đẹp mắt. MÓn giò chả ngày tết biểu tượng của phúc lộc đang đến. Cỗ tết người ta thường ăn những món giò chả như: giò bò, giò lụa và giò xào. 

Món ăn ngày tết đặc trưng cho từng vùng miền

Món ăn ngày tết miền nam

Món ăn ngày tết miền tây hay ở miền nam sẽ không thể thiếu được những món ăn sau đây:

  • Bánh Tét ngày Tết với 2 loại nhân chính là nhân mặn và nhân ngọt. Tuỳ vào từng khẩu vị mà mọi người sẽ chọn lựa loại nhân cho phù hợp.
  • Thịt kho hột vịt (thịt kho tàu
  • Tôm khô củ kiệu
  • Dưa giá hẹ
  • Canh khổ qua nhồi thịt 
  • Lạp xưởng
  • Chà Bông Nấm Hương.
Mâm cơm ngày tết dành cho người dân miền Nam 
Mâm cơm ngày tết dành cho người dân miền Nam

Món ăn ngày tết miền trung

Món ăn ngày tết miền Trung chắc chắn không thể thiếu đi những món ăn đặc sắc sau đây: 

  • Bánh Tét miền Trung, nếu như bánh chưng của người Bắc được gói bằng lá dong, thì bánh tét miền Trung và Nam thường được gói bằng lá chuối. Một điều khác là bánh tét có hình trụ, còn bánh Chưng là hình vuông.
  • Nem chua, đây là món ăn mang đặc trưng của người miền Trung được rất nhiều người yêu thích.
  • Dưa món giòn chua, lạ miệng cực hợp với ngày tết.
  • Tôm chua của Huế là một trong những món ăn ngày Tết của người miền Trung.
  • Chả bò dai ngon đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay cùng với đặc trưng của tiêu đen khiến món ăn này không thể thiếu đi trong dịp lễ Tết.
  • Thịt heo ngâm mắm là món ngon ngày Tết của người miền Trung mỗi dịp xuân về.

Xem thêm >>> Những điều cần biết khi đi chúc tết nhà người yêu

Món ăn ngày tết miền bắc

Trong mâm cỗ của người miền bắc chắc chắn không thể thiếu đi những món ăn sau:

  • Bánh Chưng, đây là loại bánh không thể thiếu được mỗi dịp tết đến xuân về của người miền Bắc, giống như bánh tét của người miền trung và miền nam.
  • Thịt đông lạnh, đây là món ăn đặc biệt, mang tính biệt, mang tính truyền thống của người miền Bắc. Thịt đông ăn cùng với dưa hành, dưa cải, củ kiệu vô cùng hợp.
Mâm cơm ngày tết đối với người miền bắc 
Mâm cơm ngày tết đối với người miền bắc
  • Xôi gấc, món ăn này giúp mâm cỗ ngày Tết thêm phần đặc sắc và thú vị. Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho tết, đó là màu của hạnh phúc với một năm mới may mắn, phát tài.
  • Chả giò là món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc.
  • Nem rán, đây là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực của người miền bắc 
  • Dưa hành. 

Món ăn ngày tết ở một số quốc gia châu Á khác

Tết Nguyên đán đối với các quốc gia ở Châu Á là một trong những ngày lễ quan trọng, cũng như là một dịp để gia đình sum họp sau một năm bận rộn. Cùng tìm hiểu ẩm thực của một số quốc gia châu Á ngay sau đây nhé: 

Món ăn ngày tết trung quốc

Theo phong tục của người Trung Quốc, sủi cảo và cá là món ăn may mắn không thể thiếu nhân dịp đầu năm. Món ăn này tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.

“Cá” phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với chữ “dư” trong “dư thừa”. Sủi cảo có hình dạng như quan tiền giúp mang đến tài lộc cho cả năm. Đêm giao thừa các gia đình sẽ cùng nhau quây quần để gói sủi cảo, thưởng thức ngày lễ đầm ấm của ngày Tết.

Hàn Quốc 

Canh bánh gạo đặc trưng của người Hàn Quốc 
Canh bánh gạo đặc trưng của người Hàn Quốc

Canh bánh gạo là món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết của xứ kim chi. Canh bánh gạo (Tteokguk) được chế biến bằng bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa. Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để thưởng thức món ăn này nhằm cầu mong sức khỏe, may mắn trong năm mới. 

Món ăn ngày tết của Nhật Bản

Người dân Nhật Bản thường ăn mừng năm mới vào Tết dương lịch. Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết của người Nhật được gọi là Osechi gồm có súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri, tôm chiên, bánh dày… mỗi món sẽ mang một ý nghĩa may mắn riêng. Chúng được xếp trong một chiếc khay hình chữ nhật vô cùng sang trọng. 

Món ăn ngày tết của Lào

Tết của người Lào là Songkran hoặc Pi Mai, họ thường đón năm mới muộn, cụ thể là vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hàng năm. Món Lạp chính là “linh hồn” của mâm cơm đầu năm của người Lào.

Món Lạp của Lào 
Món Lạp của Lào

Lạp trong tiếng Lào có ý nghĩa là phúc lộc dồi dào, may mắn. Món ăn này có thịt gà hoặc thịt bò băm nhỏ trộn với nước cốt chanh, rau mùi, thính nếp rang vàng, ăn cùng với cơm nếp dẻo. 

Người dân nơi đây cũng thường hay nấu món Lạp để đem đi biếu tặng thay lời chúc đến bạn bè, người thân nhân dịp đầu năm mới. Nếu như Lạp không ngon thì cả năm đó sẽ gặp những điều không may.

Hiện nay mặc dù có thêm rất nhiều món ăn ngày tết hiện đại, nhưng có thể thấy những món ăn truyền thống luôn không thể thiếu được trong dịp tết cổ truyền dân tộc. Hy vọng những thông tin về món ăn ngày tết mà chúng tôi giới thiệu giúp bạn đọc hiểu hơn về văn hoá ẩm thực của nước ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *