Quê quán là gì? Những điều cần biết về quê quán!

Quê quán là thuật ngữ luôn gắn liền với mỗi con người, luôn có mặt ở trong tất cả các các loại giấy tờ quan trọng của mỗi cá nhân. Vậy hãy cùng maychasandon.com tìm hiểu chi tiết về quê quán, cách xác định quê quán và cách để phân biệt giữa quê quán và nguyên quán sau đây!

Quê quán là gì?

Quê quán là là nội dung không thể thiếu trong các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, căn cước, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu,… cho đến nay chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể về khái niệm này.

Để đảm bảo tính thống nhất trong các loại giấy tờ thì hiện nay quê quán trên căn cước công dân, sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh,… đều không dùng từ “nguyên quán”, tất cả đều thống nhất là “quê quán”.

Quê quán trong thẻ căn cước
Quê quán trong thẻ căn cước

Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ về Văn hóa Việt Nam (Bộ giáo dục và đào tạo) xuất bản năm 1999 có thể hiểu “quê quán” là quê hương, nơi sinh ra của một người. Tại đây có anh em họ hàng gia đình sinh sống. 

Thực tế cho thấy, quê quán là nơi sinh của cha, là quê hương, nơi mà gia đình, ông bà, cha của sinh ra và lớn lên. Nhưng đây chỉ là khái niệm để mang tính chất tham khảo mà thôi.

Cách xác định quê quán và nguyên quán của một cá nhân

Quê quán là gì nguyên quán là gì? Dựa theo từ điển tiếng Việt online và Wikipedia, Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ về Văn hóa Việt Nam (xuất bản năm 1999), có thể hiểu nguyên quán là khái niệm dùng để chỉ quê gốc, nguồn gốc xuất xứ của một người. 

Nguyên quán là nơi ông bà – tổ tiên của một người sống từ đời này theo đời khác. Thực tế cho thấy, khi kê khai về nguyên quán của một người, nguyên quán này thường được xác định theo nơi sinh ra của cha người đó, điều này sẽ không phụ thuộc vào việc người cha này có cư trú, sinh sống hay sinh trưởng ở đó hay không.

Quê quán khác nguyên quán như thế nào?
Quê quán khác nguyên quán như thế nào?

Còn quê quán là nơi ở, nơi đăng ký giấy khai sinh của một người. Vậy quê quán có phải là nơi sinh không? Quê quán là nơi sinh ra và lớn lên của một người.

Quê quán ghi như thế nào trong giấy khai sinh?

Với trường hợp làm giấy khai sinh thông thường

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp khi đăng ký khai sinh. Tại đây bao gồm đầy đủ những thông tin cơ bản về cá nhân, bao gồm: họ tên, giới tính, nơi sinh, quê quán, ngày tháng năm sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, thông tin của cha/mẹ người được đăng ký khai sinh,.. được quy định rõ tại khoản 6 Điều 4, Điều 14 của Luật hộ tịch năm 2014. 

Nếu như một trong những loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của một người thể hiện không đúng, thể hiện khác so với Giấy khai sinh, thì cần phải làm các thủ tục để nhằm điều chỉnh, thống nhất với Giấy khai sinh. 

Quê quán được ghi như thế nào khi làm giấy khai sinh thông thường?
Quê quán được ghi như thế nào khi làm giấy khai sinh thông thường?

Chính vì thế, thông tin về mục “quê quán” trong mọi loại giấy tờ đều được xác định theo Giấy khai sinh.

Cách ghi “quê quán” trong Giấy khai sinh được căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật hộ tịch năm 2014, điểm đ khoản 1 Điều 4 tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì: 

  • Quê quán của một người đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ đẻ theo nội dung thỏa thuận của cha, mẹ hoặc xác định theo thông lệ, tập quán địa phương được ghi trong nội dung tờ khai đăng ký khai sinh khi đi đăng ký tại những cơ quan có thẩm quyền. 
  • Khi đi đăng ký khai sinh, tại mục quê quán của người được đăng ký khai sinh do người đi làm thủ tục tự kê khai dựa trên nội dung thông tin về quê quán của người cha, mẹ, cũng như sự thỏa thuận của họ hay theo tập quán của từng địa phương.
Làm giấy khai sinh cho bé
Làm giấy khai sinh cho bé

Trường hợp quê quán khi đăng ký khai sinh với trẻ em bị bỏ rơi

Với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết mà vẫn không xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ. Lúc này sẽ căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, quê quán được xác định theo nơi sinh của trẻ ( nơi phát hiện ra trẻ).

Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ đối tượng này, quê quán khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh (nơi mà phát hiện trẻ bị bỏ rơi).

Trường hợp trẻ em không xác định được cha mẹ quê quán ở đâu?

Với những trường hợp nếu như trẻ em không phải bị bỏ rơi, nhưng không xác định được cha hay mẹ đẻ thì khi đăng ký khai sinh, phần ghi nguyên quán trong thực hiện như sau:

  • Mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh được xác định theo quê quán của người mẹ nếu như không xác định được cha.
Làm giấy khai sinh cho bé trường hợp không xác định được cha mẹ quê quán ở đâu?
Làm giấy khai sinh cho bé trường hợp không xác định được cha mẹ quê quán ở đâu?

Nếu không xác định được mẹ đẻ của trẻ được đăng ký khai sinh mà cha đẻ của bé làm thủ tục nhận con thì mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của cha.

Với những trường hợp cụ thể trên đây chúng ta có thể thấy việc ghi thông tin quê quán trên Giấy khai sinh mặc dù có sự khác nhau trong một số trường hợp. Tuy nhiên, về nguyên tắc cơ bản việc xác định quê quán sẽ được xác định dựa trên quê quán của người được đăng ký khai sinh, xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ của họ hay theo tập quán của địa phương.

Mặc dù quê quán với nguyên quán có ý nghĩa tương tự nhau, nhưng do chưa có quy định cụ thể về khái niệm. Cho nên, điều này đã khiến cho nhiều người còn hiểu lầm về khái niệm “quê quán nguyên quán”, cũng như chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng.  

Xem thêm >>> ONS là gì? GWTF là gì? Đặc điểm của hai mối quan hệ này là gì?

Cách đăng ký giấy khai sinh trường hợp không xác định được quê quán của cha mẹ
Cách đăng ký giấy khai sinh trường hợp không xác định được quê quán của cha mẹ

Nhờ quy định của Luật hộ tịch về việc xác định quê quán trên Giấy khai sinh, hiệu lực của Giấy khai sinh ít nhiều giúp đảm bảo được tính thống nhất khi xác định được mọi giấy tờ chứa thông tin cá nhân của mọi người (bao gồm cả thông tin về quê quán) sao cho đảm bảo phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. 

Quê quán của con là nơi sinh của cha có đúng không?

Nơi sinh là địa danh hành chính, nơi mà cá nhân được sinh ra. bạn nên biết rằng nơi sinh hoàn toàn khác với quê quán. Chúng là những mục khác nhau và được thể hiện trên tờ khai khi đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.  

Quê của con có thể được xác định theo quê của cha hay dựa theo những thỏa thuận của cha mẹ, tập quán. Đồng thời cũng có thể trùng với nơi sinh của cha trên thực tế. Nhưng trên thực tế bạn vẫn cần phải phân biệt được hai khái niệm này. 

Ví dụ như: 

Quê quán của cha trên giấy khai sinh sẽ được ghi là “Hà Nội”, trong khi quê quán của mẹ trên giấy khai sinh là “Nam Định”. Cả hai sống chung với nhau tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện Hà Nội. Khi đăng ký giấy khai sinh, cha mẹ thỏa thuận chọn quê quán của con theo quê của cha.

Có phải quê quán của con là nơi sinh của cha hay không?
Có phải quê quán của con là nơi sinh của cha hay không?

Từ đó, quê quán của con là Hà Nội, nơi sinh sẽ ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội là bệnh viện sinh con.

Căn cứ vào giấy khai sinh của cha, mẹ để bạn có thể ghi đúng được những thông tin quê quán của con khi thực hiện khai đăng ký khai sinh, cũng như giấy khai sinh.

Quê quán và nguyên quán có khác nhau không?

Nguyên quán và quê quán đều dùng để xác định được nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Nhưng việc xác định nguyên quán, quê quán lại hoàn toàn không giống nhau.

Căn cứ để xác định nguyên quán thường phức tạp, sâu xa hơn so với quê quán. Thực tiễn cho thấy, nguyên quán của một người là nơi xuất xứ của ông/bà nội hoặc ông/bà ngoại, không phụ thuộc người cha họ có lớn lên tại đó hay không. Còn quê quán chính là nơi sinh ra và lớn lên (sinh trưởng) của cha người đó.

Vậy nguyên quán được xác định sâu xa hơn so với thuật ngữ quê quán.

Hiện cả 2 thuật ngữ nguyên quán, quê quán đều chưa được sử dụng đồng nhất trong các văn bản pháp luật. Cụ thể:

  • Đối với sổ hộ khẩu: Tại thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực, trên sổ hộ khẩu mục nguyên quán được thay bằng quê quán. Mục quê quán lại được đổi lại là nguyên quán dựa trên Thông tư 36/2014/TT-BCA.
  • Với chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: Tại nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, trên mẫu chứng minh nhân dân (9 số) mới không còn ghi nguyên quán, thay vào đó là dùng quê quán. Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ Căn cước công dân đều sử dụng là quê quán.

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu hơn được về quê quán và nguyên quán là gì, cũng như sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này. Để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích khác, quý khách hàng hãy đừng quên nhấn theo dõi maychasandon.com của chúng tôi để luôn cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *