Là người Việt Nam, không ai là không được nhắc đến con cháu của vua Hùng và những công lao to lớn của các vị vua Hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn nhũng thông tin chi tiết nhất về ngày lễ này, cũng như ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi với cái tên gần gũi hơn đó là lễ hội Đền Hùng, được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nhằm tôn vinh các vị vua Hùng đã có công xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, tạo dựng nên dân tộc Việt Nam ngày nay. Kể từ năm 2007, giỗ Tổ Hùng Vương chính thức trở thành ngày lễ quốc gia ở Việt Nam.
Vậy giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ ai?
Mặc dù có tên chính thức là giỗ Tổ Hùng Vương, nhưng lễ hội này lại không đánh dấu ngày mất cụ thể của bất kỳ vị vua Hùng nào mà tôn vinh những đóng góp của họ đối với Việt Nam với tư cách là những vị khai quốc công thần và những vị vua đầu tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng các vị vua Hùng đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể.
Xem thêm >>> Tết đoan ngọ là ngày gì? Những việc cần làm trong Tết đoan ngọ
Nguồn gốc ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương 10/3
Truyền thuyết kể rằng, người Việt Nam là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ Sau khi kết duyên với Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh ra một trăm người con, con trưởng trong đó tự lập làm vua nước Văn Lang và dựng nên Vương quốc của mình tại Phong Châu, tỉnh Phú Thọ ngày nay.
Từ bao đời nay, thời các Vua Hùng đã trở thành một thời kỳ quan trọng trong lịch sử Việt Nam, dựng nên nền tảng, truyền thống, văn hóa của đất nước, đồng thời cũng là một bộ giá trị dân tộc: yêu nước, cộng đồng, tương thân, tương ái. ngoại xâm.

Trị vì Việt Nam qua 18 đời, các Vua Hùng đã dạy dân địa phương cách trồng lúa nước. Họ chọn núi Nghĩa Lĩnh cao nhất vùng để thực hiện các nghi lễ cúng thần lúa, thần mặt trời để cầu cho mùa màng bội thu.
Bởi vậy mà giỗ Tổ Hùng Vương đã đi sâu vào trong tâm thức của người Việt Nam, trở thành một ngày đại lễ không thể thiếu hàng năm. Trước đó khoảng hàng tuần, các hoạt động truyền thống trong lễ hội đã diễn ra như các hoạt động, trò chơi dân gian và sẽ kết thúc bằng nghi lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Vậy giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?
Để ghi nhớ công lao to lớn của các vị vua Hùng, đến thời kỳ nhà Trần, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và vua Lê Kính Tông năm 1601 đã sao chép và đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Đến thời kỳ nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ 2, ngày giỗ tổ Hùng Vương đã có sự thay đổi ngày. Chính thức lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch để làm ngày tưởng nhớ các vua Hùng và nhắc nhở con cháu đời sau hãy tưởng nhớ đến Tổ Tiên của mình.
Xem thêm >>> Tết Hàn thực là ngày gì? Sự tích về ngày tết Hàn thực Việt Nam
Ý nghĩa ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/3
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà con dân Việt Nam trở về với cội nguồn, tưởng nhớ đến công lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng và các bậc tiền nhân.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho con cháu muôn đời. Đồng thời đây còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản văn hoá vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.
Đây còn là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Xem thêm >>> Lễ Phật Đản là ngày nào? Ý nghĩa ngày đại lễ Phật Đản là gì?
Các hoạt động trong ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/3
Mỗi năm, lễ cúng Tổ được tổ chức đồng thời tại hơn 1.400 đền thờ Vua Hùng trên khắp Việt Nam. Lễ trọng thể diễn ra tại Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội 85km về phía Tây Bắc.
Cách thức và quy mô tổ chức lễ hội
Được công nhận là một trong những quốc lễ của Việt Nam, công tác tổ chức Lễ hội Đền Hùng được tiến hành cục kỳ chu đáo và nghiêm túc. Nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương được phân công tổ chức theo năm lẻ và năm chẵn.
Vào năm chẵn, nghi lễ được tổ chức cực kỳ hoành tráng và long trọng, mang tầm cỡ quốc gia với sự góp mặt của các nguyên thủ quốc gia. Còn những năm lẻ, lễ hội tổ chức đơn giản hơn, do chính quyền tỉnh Phú Thọ đứng lên tổ chức,
Nếu như trước đây, lễ hội Đền Hùng chưa được công nhận, chỉ tổ chức trong phạm vi tỉnh thành, thì giờ đây, mọi người sẽ không cần phải thắc mắc giỗ Tổ Hùng Vương có được nghỉ hay không nữa.
Kể từ năm 2007, cũng chính là năm giỗ Tổ Hùng Vương chính thức trở thành Di sản văn hoá phi vật thể, Nhà nước cũng đã cho phép tất cả mọi người dân trên đất nước Việt Nam được nghỉ phép vào ngày này để tham dự lễ hội.
Nghi lễ rước kiệu vua
Hơn năm triệu du khách đến Phú Thọ để xem các lễ hội. Một đoàn rước bắt đầu từ chân núi và dừng lại ở mọi ngôi đền trên đường đi lên trước khi khách hành hương dâng hương cầu nguyện và dâng hương lên các Vua Hùng.

Năm nào cũng vậy – người dân tứ xứ, thậm chí người nước ngoài đều tề tựu về Đền Hùng, Phú Thọ để tham gia các nghi lễ long trọng. Lần đầu tiên trong số đó là một đám rước vô cùng ngoạn mục. Từ chiều ngày mùng 9, thôn phụ trách điều hành lễ rước đã tập trung dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, chuẩn bị kiệu và lễ vật gồm các loại thức ăn, hoa và nhang đèn.
Một trăm thanh niên tượng trưng cho 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ trong trang phục cổ trang giương cao lá cờ thể hiện sức sống của con cháu tiên rồng.
Trong buổi sáng sớm mùng 10, những chàng trai, cô gái trẻ đẹp trong trang phục đi lễ rực rỡ mang theo những lễ vật, cờ hoa rực rỡ, các đại biểu hướng về núi dâng vòng hoa của các đồng chí lãnh đạo cả nước, đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh, thành phố khác. Đặc biệt, vào những năm chẵn, hoạt động này do các chiến sĩ vinh dự thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện.
Nghi lễ dâng hương
Sau nghi lễ rước kiệu là nghi lễ dâng hương được thực hiện tại Thượng điện Đền thờ Vua Hùng. Trong những năm tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, Chủ tịch tỉnh đọc diễn văn khai mạc, còn khi lễ hội được tổ chức trên phạm vi quốc gia thì thì do đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc một trong các nguyên thủ quốc gia điều hành.
Bên cạnh Đền Thượng, hàng loạt người dân còn đến dâng hương tại các địa điểm khác gần đó như Đền Giếng hay chân núi Nghĩa Lĩnh. Toàn bộ diễn biến lễ rước kiệu và lễ dâng hương được tường thuật trực tiếp để mỗi người dân dù đang sinh sống tại Việt Nam hay nước ngoài đều có thể cảm nhận được tinh thần của sự kiện ý nghĩa này. Tham gia các nghi lễ này, người dân từ mọi miền đất nước, không phân biệt lứa tuổi đều cầu nguyện tổ tiên phù hộ độ trì.
Trang phục tế lễ
Bộ lễ phục tế lễ là loại trang phục được thiết kế riêng gồm 3 lớp. Trong cùng là bộ quần áo ta may bằng lụa tơ tằm trắng, tiếp theo là lớp áo màu đỏ điều cũng may trên chất liệu tơ tằm và ngoài cùng là áo the đen để tăng thêm phần lịch sự kín đáo.

Hoa văn trên lễ phục khá đơn giản, ngoài cổ áo được thêu hai con hạc bằng chỉ vàng, thì mặt trước của khăn xếp đội đầu cũng được thêu họa tiết mặt trời hình trống đồng.
Tuy đơn giản nhưng bộ lễ phục trên được đánh giá rất cao vì kiểu dáng áo quần vừa phù hợp với các lễ hội truyền thống nhưng cũng rất hiện đại với hai vạt phía trước được phủ hai lớp vải the với đường thẳng khỏe, khăn xếp, đội đầu cao 7cm và có nhiều vành xếp tạo được nét hiện đại, mới mẻ.
Bộ lễ phục ngày nay cũng đã được cải tiến rõ rệt để phục vụ người mặc đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được nét đẹp vốn có của nó. Lớp áo ngoài cùng sau này đều may bằng chất liệu vải nhung, không dùng khuy cài áo mà dùng chất liệu dán vừa đẹp vừa tiện lợi.
Phần hội
Ngoài phần lễ, giỗ Tổ Hùng Vương còn có một số hoạt động vui tươi như biểu diễn hát chèo, hát quan họ, hát Xoan, đánh cờ, thổi cơm thi, đá gà.

Nhìn chung, giỗ Tổ Hùng Vương là cơ hội quý báu để người Việt Nam trong và ngoài nước củng cố truyền thống tri ân, yêu nước lâu đời của đất nước cũng như nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mà maychasandon.com đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 10/3 hàng năm cũng như bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cội nguồn của dân tộc ta.