Thế giới quan là gì? Chức năng, vai trò của thế giới quan

Khi nói về thế giới quan, nhiều người cho rằng đây là một khái niệm vô cùng lớn và vẫn còn mơ hồ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ giúp các bạn về thế giới quan là gì và các vấn đề trong thế giới quan. 

Thế giới quan là gì? 

Thế giới quan là gì? Như từ chính nó gợi ý, thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, cái nhìn tổng thể về thế giới. Đó không phải là một cái nhìn vật lý về thế giới, mà là một cái nhìn triết học, một cái nhìn bao quát về mọi thứ tồn tại và quan trọng đối với chúng ta.

Giải thích thế giới quan là gì và nguồn gốc của thế giới quan 
Giải thích thế giới quan là gì và nguồn gốc của thế giới quan

Nó định hướng toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho tới nhận thức về thế giới, sau đó là nhận thức về bản thân, xác định lý tưởng, lối sống cũng như nếp sinh hoạt của mình. 

Nguồn gốc của thế giới quan 

Thế giới quan ra đời từ chính cuộc sống của con người. Có thể thấy tất cả hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những yếu tố chính để tạo nên một thế giới quan bao gồm tri thức, lý trí, niềm tin và tình cảm. Chúng liên kết với nhau thành một thể thống nhất và chi phối đến suy nghĩ và hành động thực tiễn của con người. 

Thế giới quan khoa học là gì? 

Thế giới quan khoa học là một thế giới khách quan, hiện hữu độc lập với con người. Thế giới đó sẽ tự động biến đổi theo quy luật nhân quả mà con người có tiềm năng để hiểu. Thế giới quan đó không trực tiếp hay gián tiếp mà nằm trong tất cả tư duy, cảm quan và cách đối nhân xử thế của con người. 

Thế giới quan khoa học được hình thành từ nhiều yếu tố phụ thuộc, tất cả đều thuộc trong ý thức xã hội, bao gồm: 

  • Quan điểm triết học
  • Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức và thẩm mỹ 
  • Quan điểm tôn giáo
  • Kiến thức khoa học nhắm đến mục tiêu và phương hướng thực tiễn, trực tiếp cho con người, xã hội, dựa theo quan sát và thông tin từ thực tiễn, phân tích tổng hợp một cách cặn kẽ nhất và có kiểm nghiệm lại với sự khách quan trong thực tiễn.
  • Nguyên tắc về tiêu chuẩn đạo đức giữ vai trò điều chỉnh các quan hệ qua lại và hành vi của con người. 
  • Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh, với hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.

Phân loại thế giới quan 

Có một số nhà nghiên cứu về thế giới quan đã nhóm các loại thế giới quan tương tự lại với nhau. Những điều này liên quan đến các khía cạnh khác nhau của xã hội và các mối quan hệ của cá nhân với thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng những sự khác biệt này không phải lúc nào cũng rõ ràng: một tôn giáo có thể bao gồm các khía cạnh kinh tế, một trường phái triết học có thể thể hiện một thái độ cụ thể…

Phân loại thế giới quan 
Phân loại thế giới quan

Thế giới quan huyền thoại

Thế giới quan thần thoại xuất phát từ xã hội nguyên thủy, trong giai đoạn sơ khai của lịch sử bằng cách xây dựng nên các huyền thoại để phản ánh những kết quả cảm nhận ban đầu của người nguyên thuỷ về hiện thực khách quan (tự nhiên, đời sống xã hội). Chẳng hạn như dân tộc Việt Nam có truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ để giải thích về nguồn gốc ra đời của dân tộc hay truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là quan điểm của người xưa về các hiện tượng thiên nhiên…

Đặc điểm của thế giới quan huyền thoại là các yếu tố thực và ảo, cái thần và cái người, lý trí và tín ngưỡng hòa quyện vào nhau. Do con người không giải thích được các hiện tượng đặc biệt trong xã hội nên thường đưa ra những yếu tố tưởng tượng có tính huyền bí để giải thích. Vì vậy, thế giới quan huyền thoại không phải là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan

Thái độ 

Thái độ là một cách tiếp cận cuộc sống, một cách đối với một số kiểu suy nghĩ, hay một cách nhìn thế giới. Thế giới quan cơ bản thường là những gì có xu hướng chi phối cách tiếp cận, hiểu biết, suy nghĩ và cảm nhận của một cá nhân về điều gì đó. Ví dụ, những người có thế giới quan lạc quan sẽ có xu hướng tiếp cận mọi thứ với thái độ tích cực và cho rằng đó là điều tốt nhất. Trong phép ẩn dụ ám chỉ một người khát nhìn vào nửa cốc nước, thái độ được gợi ra bằng cách hỏi ” Ly cạn hay đầy một nửa? “.

Hệ tư tưởng

Hệ tư tưởng là tập hợp các niềm tin và giá trị mà một người hoặc một nhóm có được vì những lý do chuẩn tắc, thuật ngữ này đặc biệt được sử dụng để mô tả các hệ thống ý tưởng và lý tưởng hình thành nền tảng của các lý thuyết kinh tế hoặc chính trị và các chính sách.

Một thế giới quan hệ tư tưởng nảy sinh từ những niềm tin kinh tế và chính trị về thế giới. Vì vậy, các nhà tư bản tin rằng đây là một hệ thống nhấn mạnh quyền sở hữu tư nhân, cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận sẽ mang lại kết quả tốt nhất. 

Mặt khác, những người cộng sản tin rằng một hệ thống nhấn mạnh quyền sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và việc hạn chế tranh giành lợi nhuận như một phương thức để tổ chức phân bổ các nguồn lực, nhằm khắc phục những tác hại của nó thông qua kế hoạch hóa kinh tế có kết quả tốt hơn. Hai thế giới quan tư tưởng này về cơ bản là mâu thuẫn với nhau.

Triết học

Trường phái triết học là một tập hợp các câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản của vũ trụ, dựa trên những khái niệm chung, thường là dựa trên lý trí, và được nảy sinh từ những lời dạy của một nhà tư tưởng có ảnh hưởng. 

Thuật ngữ “triết học” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nhưng tất cả các nền văn minh trên thế giới vốn dĩ đều có thế giới quan triết học bên trong chúng. Một ví dụ hiện đại là những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại, những người lập luận chống lại những câu chuyện lớn của các trường phái trước đó về chủ nghĩa đa nguyên, và thuyết tương đối về nhận thức luận và đạo đức.

Tôn giáo

Tôn giáo là một hệ thống các hành vi liên quan đến các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh, nhưng định nghĩa chính xác vẫn còn đang tranh cãi. Thế giới quan tôn giáo là nền tảng của một tôn giáo, hoặc một tôn giáo có tổ chức hoặc một cái gì đó ít được hệ thống hóa hơn. 

Vì vậy, những người theo tôn giáo Áp-ra-ham (ví dụ: Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo…) sẽ có xu hướng tin tưởng tuyệt đối vào kinh sách của họ. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho các nhà tiên tri của họ những sức mạnh, và việc giải thích những câu thánh thư đó sẽ xác định thế giới quan của họ.

Thế giới quan và phương pháp luận

Phương pháp luận trong thế giới quan 

Phương pháp luận là những lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi và xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng trong đó, phương pháp luận triết học là phương pháp luận bao quát nhất. 

Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin: là sự kế thừa, phát triển những tinh hoa của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Chủ nghĩa duy vật trong chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là một phần tử hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực và những quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển xã hội loài người.

Phép biện chứng trong chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật với tư cách là “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”, học thuyết về tính tương đối của nhận thức – “cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận”.

Các hình thức trong thế giới quan 

Hai hình thức phổ biến nhất trong thế giới quan đó là thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Mỗi hình thức lại mang một đặc điểm riêng cũng như cách nhìn nhận thế giới khác nhau. 

Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật 
Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật

Thế giới quan duy tâm là gì?

Thế giới quan duy tâm thừa nhận bản chất của thế giới chính là tinh thần. Nó là cái có trước và là cái quyết định đối với thế giới của con người và vật chất, ví dụ như: thần thánh, chúa, và các vấn đề về tâm linh…

Thế giới quan duy tâm tồn tại cả thế giới quan duy tâm chủ quan và khách quan. Hai hình thái này có sự khác nhau về mặt quan niệm và tinh thần. 

Nếu như thế giới quan duy tâm chủ quan coi tinh thần là ý chí, tình cảm, tư tưởng thì thế giới quan duy tâm khách quan lại coi tinh thần là ý niệm mang tính tuyệt đối.

Có thể nhìn nhận sự hình thành và phát triển của thế giới quan duy tâm thường gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Về cơ bản thì nó phủ nhận tính khách quan và những quy luật khách quan của thế giới vật chất con người. Đồng thời, nó thừa nhận ý thức, hệ tư tưởng, ý niệm, trong đó, ý niệm là thứ có trước, cái quyết định đến thế giới.

Tóm lại, thế giới quan duy tâm theo như đánh giá của các nhà khoa học thì nó có phần đối lập với thế giới quan khoa học, đa số phụ thuộc vào nhận thức của con người trong điều kiện lịch sử nhất định. 

Thế giới quan duy vật là gì? 

Thế giới quan duy vật thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất. Vật chất là cái có trước, quyết định ý thức cũng như thừa nhận vai trò của con người trong cuộc sống hiện tại. 

Đồng thời, thế giới quan duy vật còn khẳng định sự thống nhất ở tính vật chất. Cụ thể là hoàn toàn không phải do những năng lượng siêu nhiên trong tinh thần con người sinh ra. Vì vậy, nó không hề mất đi mà tồn tại vĩnh viễn.

Thêm vào đó, thế giới quan duy vật khẳng định được sự hình thành, phát triển và vận động của xã hội đều phụ thuộc vào quy luật khách quan. Chính ý thức và tinh thần sẽ phản ánh bộ não của con người về hiện thực khách quan, tất cả ý thức và tinh thần mang nguồn gốc vật chất, bị vật chất quyết định nhưng vẫn chứa tính sáng tạo và năng động. 

Vai trò của thế giới quan 

Thế giới quan được xem là kim chỉ nam, hướng con người đến những điều tích cực, tuân theo sự phát triển của xã hội. Một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo những tư duy phát triển và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. 

Tìm hiểu vai trò của thế giới quan là gì?
Tìm hiểu vai trò của thế giới quan là gì?

Sống trong một xã hội, con người cần phải tự nhận thức được mọi thứ, từ nhận thức về thế giới, nhỏ hơn là nhận thức về chính con người mình. Chính mối liên kết chung giữa thế giới và con người đã tạo điều kiện cho chúng ta định hướng được lý tưởng sống thông qua các mục tiêu và có những phương pháp hoạt động cụ thể.

Bên cạnh đó, thế giới quan là nhân tố tiếp tục định hướng cho quá trình con người nhận thức về thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua thấu kính đó, con người có thể tự soi xét và nhìn nhận thế giới xung quanh mình để xác định mục tiêu, lý tưởng sống và cách sống đúng đắn nhất. 

Như vậy khi nhìn nhận thế giới quan theo chiều hướng tích cực, đúng đắn là tiền đề để xác lập trình độ phát triển của thế giới quan, một tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội nhất định.

Xem thêm Sự vật là gì? Khái niệm, cách dùng từ chỉ sự vật

Hạt nhân của thế giới quan là gì? 

Triết học là hạt nhân lý luận thực tiễn của thế giới quan. Nó diễn tả các quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật, đóng vai trò như những nấc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với những ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan. 

Nếu thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người. Trong đó, tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm cụ thể về từng mặt, từng thành phần của thế giới. 

Triết học với phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung về thế giới với tư cách là một chỉnh thể. Như vậy, triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình phát triển và củng cố thế giới quan của cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. 

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã phần nào hiểu rõ được thế giới quan là gì và chức năng và vai trò của thế giới quan. Sự phát triển của xã hội đã ngày càng cho thấy rõ tầm quan trọng của thế giới quan, hình thành nên một con người hoàn thiện về mặt nhân cách và hành động. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *