Triết học là một trong những khía cạnh vô cùng phổ biến trong cuộc sống loài người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về triết học là gì và vai trò của triết học trong cuộc sống xã hội. Mời các bạn cùng theo dõi.
Khái niệm triết học là gì và nguồn gốc của triết học
Triết học là gì?
Triết học là một bộ môn chuyên nghiên cứu về những vấn đề cơ bản và những vấn đề chung của con người và thế giới quan, xác định vị trí của con người trong thế giới quan đó, những vấn đề liên kết với chân lý, kiến thức, ý thức, giá trị và ngôn ngữ.
Triết học được phân biệt với các lĩnh vực khoa học khác bằng cách thức mà nó dùng để giải quyết những vấn đề trên, đó có thể là sự phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Triết học ra đời khi nào?
Triết học bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN ở cả phương Đông và phương Tây, chủ yếu tại các quốc gia có nền văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.
- Ở phương Tây, triết học lần đầu tiên xuất hiện với tên gọi philosophia tại Hy Lạp, mang nghĩa là “love of wisdom: tình yêu đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại Pythagoras. Triết học đối với người Hy Lạp có tính định hướng đồng thời nhấn mạnh vào khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
- Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học bắt nguồn từ chữ triết của họ và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người.
- Tại Ấn Độ, darshana (triết học) mang ý nghĩa là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm đúng đắn nhất dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Nói tóm lại, dù cho triết học có xuất phát hay tồn tại ở đâu thì nó cũng là hoạt động về mặt tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
Xem thêm >>> Thế giới quan là gì? Chức năng, vai trò của thế giới quan
Đối tượng nghiên cứu của triết học

Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử:
- Thời cổ đại (Thế kỷ V TCN – IV): trong nền văn minh Hy Lạp, triết học cổ đại được xem là đỉnh cao, là “khoa học của các khoa học”. Các triết gia cổ đại quan tâm đến 2 vấn đề chính đó là mối liên hệ giữa nguyên nhân – hệ quả và bản chất, khởi thủy của thế giới tồn tại. Ngoài ra, yếu tố con người trong triết học cũng dành được sự quan tâm đáng kể.
- Thời Trung cổ (Thế kỷ V – XV): triết học bị ảnh hưởng nặng nề bởi đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị của thần học Kitô giáo. Một trong những mâu thuẫn đáng được nhắc đến của triết học trong thời kỳ này chính là đức tin và lý trí.
- Thời phục hưng (Thế kỷ XIV -XVI): đối tượng của triết học không còn bó gọn trong tự nhiên mà đã mở rộng ra nghiên cứu thêm về con người và xã hội.
- Thời cận đại (Thế kỷ XVII – XVIII): đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Trí thức của con người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi triết học. Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học.
- Triết học cổ điển Đức: đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học”
- Triết học Mác: dựa trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
Sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm là vấn đề cơ bản của triết học. Hai mặt của vấn đề triết học:
- Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào tồn tại trước?
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh hay không?
Các học thuyết triết học
Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý, với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể tồn tại là vật chất. Về cơ bản, mọi sự vật đều bắt nguồn từ vật chất và mọi hiện tượng xảy ra đều là kết quả của các tương tác vật chất.
Khoa học đưa ra một giả thuyết, được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không tồn tại của những cái siêu nhiên.

Triết học Mác – Lênin
Triết học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác – Lênin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Engels sáng lập ra, được Lênin và các nhà Marxist khác phát triển thêm.
Mác- Lênin cũng chỉ rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử. Quan niệm đó đã dẫn đến chỗ khẳng định vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân hiện đại trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người, trong việc xây dựng xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Xem thêm >>> Sự vật là gì? Khái niệm, cách dùng từ chỉ sự vật
Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong suy nghĩ và thuộc về suy nghĩ con người. Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một vấn đề hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận ý thức và tinh thần là thứ có trước, vật chất là thứ có sau, và coi cơ sở tồn tại không phải là suy nghĩ con người theo như quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Chủ nghĩa duy danh
Chủ nghĩa duy danh cho rằng những danh từ trừu tượng chỉ là những từ ngữ, biểu thị cho trạng thái của như ý tưởng, niềm tin hoặc kế hoạch… William – người Ockham nổi tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi là “khái niệm luận”.
Chủ nghĩa duy lý
Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh tầm quan trọng của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán ghép tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể phủ nhận được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn giải ra mọi đối tượng kiến thức có thể tồn tại.
Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với chủ nghĩa lý tưởng trong thế kỷ 18, người ta cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa trước đây, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những khái niệm trừu tượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như “con người” thực sự tồn tại.
Chủ nghĩa hoài nghi
Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được “bất kì” một loại kiến thức nào. Hiểu theo cách như vậy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sự hoài nghi, mà là việc áp dụng tính hoài nghi cho một mục đích đặc biệt.
Chủ nghĩa lý tưởng
Chủ nghĩa lý tưởng được định nghĩa là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta.
Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến đầu thế kỷ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt được ủng hộ bởi Immanuel Kant, ông cho cho rằng có những giới hạn về những vấn đề có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều kiện khách quan.
Chủ nghĩa kinh nghiệm
Chủ nghĩa kinh nghiệm – một học thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta.
Những ý tưởng tôn giáo có vai trò hỗn hợp trong sự phát triển của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một điển hình về một triết gia trong trào lưu Khai sáng – một giai đoạn của lịch sử.
Chủ nghĩa thực dụng
Vào cuối thế kỷ 19, hai triết gia Mỹ, Charles Peirce và William James, đã đồng sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa thực dụng. Theo chủ nghĩa thực dụng nhận định rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự hoà hợp, thống nhất với hiện thực mà nằm ở hiệu quả. Đó là bởi sự hữu hiệu của bất kỳ đức tin nào, trong bất kỳ thời điểm nào cũng có thể phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh.
Chủ nghĩa hiện sinh
Ngay từ khi được Soren và Friendich thành lập, thuyết hiện sinh đã không được gọi bằng cái tên như hiện tại. Tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã giúp tư tưởng về chủ nghĩa hiện sinh được mở rộng xa hơn.
Triết học phân tích
Triết học phân tích được tạo ra nhằm chỉ trích Hegel và những người coi triết lý của ông là đúng đắn. Vào năm 1921, Ludwig Wittgenstein đã đưa ra một hệ thống logic vững chắc về các vấn đề của ngôn ngữ và triết học. Cũng trong cùng thời điểm đó, ông đã chiêm nghiệm được rằng đa số các vấn đề của triết học chỉ là những bài toán đố của ngôn ngữ, mà chỉ cần sử dụng các suy nghĩ rõ ràng là đã có thể dễ dàng giải thích được.
Triết học phương Tây
Truyền thống triết học phương Tây bắt đầu từ những người Hy Lạp và vấn được phát triển đến ngày nay. Trong triết học phương Tây có nhiều nhánh khác nhau và hiện tại vẫn được nhiều nhà triết gia quan tâm sâu sắc.
Triết học Hy Lạp – La Mã
Có thể phân chia triết học Hy Lạp cổ đại thành 3 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ tiền Socrates là các suy đoán siêu hình học, thường dưới hình thức của các mệnh đề tổng quát có ý nghĩa bao hàm lớn.
- Thời kỳ Socrates được đặt tên theo nhân vật nổi bật bậc nhất của triết học phương Tây, Socrates, người đã cùng với Plato cách mạng hóa triết học, nhờ đó đã sáng tạo ra những phương pháp tổng quát cho việc định nghĩa, phân tích và tổng hợp.
- Thời kỳ hậu Aristotle đã được khởi xướng bởi những triết gia như Euclid, Epicurus, Chrysippus,…
Triết học thời Trung cổ
Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của nền văn minh La Mã và chào đón bình minh của Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Các truyền thống tôn giáo này dành sự quan tâm nhiều nhất về quan hệ giữa con người và Chúa trời. Đặc trưng của triết học thời kỳ này là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời; ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu, hình thức và khả năng phân chia; ngoài ra còn có logic và triết học ngôn ngữ.

Triết học phương Tây hiện đại
Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu tác động lớn từ những trao đổi của các nhà triết học khác.
Triết học thời Trung cổ đã đề cập chủ yếu tới các luận cứ từ giai cấp thống trị, và việc phân tích các kinh sách cổ bằng logic của Aristotle. Đến thời Phục hưng đã xuất hiện một loạt các quan niệm mới, đòi hỏi xem xét lại quyền lực cho con người.
Triết học phân tích và triết học lục địa
Trong giai đoạn hiện đại của triết học, bắt đầu từ cuối thế kỉ 19 và kéo dài đến tận những năm 1950, đã được đánh dấu bởi dấu chấm ngăn cách giữa truyền thống “Lục địa” và truyền thống phân tích, chủ yếu liên quan đến nhiều nước nói tiếng Anh.
Triết học phương Đông
Triết học phương Đông kế thừa các truyền thống lớn bắt nguồn từ hoặc đã phổ biến tại Ấn Độ và Trung Quốc cổ.Triết học Ấn Độ có lẽ có thể so sánh được với triết học phương Tây hơn cả. Tuy nhiên, có một vài điểm khác biệt đó là triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái hay kinh sach cổ, thay vì cá nhân.
Triết học Ba Tư
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Hồi Giáo do Muhammad sáng lập.
Triết học Ấn Độ
Trong quá trình phát triển của tiểu lục địa Ấn Độ, theo sau sự thiết lập của nền văn hóa Aryan/Vedic, sự phát triển của các tư tưởng triết học và tôn giáo đã phát triển trong một giai đoạn trên 2 thiên niên kỷ. Nhờ vậy đã đưa đến sự phát triển của 6 trường phái triết học Hindu astika (chính thống).
Triết học Trung Quốc

Triết học có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa, và cả Đông Á. Trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, nhiều trường phái triết học đã được hình thành và được biết với tên gọi Bách gia chư tử. Bốn trào lưu có ảnh hưởng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Sau này, đến thời nhà Đường, Phật giáo từ Ấn Độ cũng trở thành một trào lưu tôn giáo và triết học.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) thể hiện tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến. Cùng với sự phát triển đó, mâu thuẫn nằm trong phương thức sản xuất TBCN ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt hơn.
Đó là mâu thuẫn giữa tính xã hội của quá trình sản xuất và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tư nhân; tổ chức, quản lý, phân công lao động và lợi nhuận lao động xã hội bất bình đẳng.
Sản phẩm xã hội tăng lên nhưng lý tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái không được chấp thuận. Những bất công ngày càng tích tụ, đấu tranh xã hội thêm sâu sắc. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong xã hội.
- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp.
- Thực tiễn cách mạng vô sản nảy sinh nhu cầu khách quan là những vấn đề mà thời đại đặt ra cần phải được soi sáng bằng lý luận khoa học trên lập trường của giai cấp vô sản để giải đáp những vấn đề thực tiễn của thời đại đặt ra. Chủ nghĩa Mác xuất hiện với tính cách là hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân, bằng đường lối đúng đắn của mình đã đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác.

Tiền đề lý luận ra đời triết học Mác – Lênin
Cái thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề về tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự kế thừa trực tiếp và toàn bộ những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội.
- Phép biện chứng duy tâm của Hêghen là sự phát triển cao với hình thức và nội dung phong phú. Về hình thức, phép biện chứng đó nắm giữ cả ba lĩnh vực, bắt đầu từ các phạm trù logic thuần tuý đến tự nhiên, tinh thần và kết thúc bằng phép biện chứng của lịch sử. Về nội dung, phép biện chứng đó được chia thành 3 giai đoạn tồn tại, bản chất và khái niệm. Trong khi đó, Hêghen coi sự phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là tha hoá và khẳng định tha hoá được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần.
- Phoiơbắc là một trong những nhà duy vật lớn, đã chứng minh rằng thế giới là thế giới vật chất; cơ sở tồn tại của giới tự nhiên là chính nó, không do ai sáng tạo ra và tồn tại độc lập với ý thức.
- C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa bằng cách cải tạo, tháo bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên phép biện chứng duy vật. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính siêu hình, các ông đã làm cho nó trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng nhân loại.
Tiền đề khoa học tự nhiên ra đời triết học Mác
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng và với những phát minh đó, khoa học đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng vượt lên tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, thoát khỏi tính thần bí của phép biện chứng duy tâm và trở thành khoa học.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện tử, các quá trình hoá học liên kết với nhau trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa, trao đổi năng lượng cho nhau từ dạng này sang dạng khác mà không hề làm mất đi tính chất ban đầu.
- Thuyết tế bào chứng minh tế bào là cơ sở của mọi kết cấu và sự phát triển chung của động, thực vật. Bản chất của sự phát triển đều nằm trong quá trình hình thành và phát triển của tế bào. Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động, thực vật; phân tích sự phát triển của chúng; đặt cơ sở cho nền móng phát triển của toàn bộ nền sinh học; phá bỏ quan niệm siêu nhiên về mặt nguồn gốc và hình thức giữa giới động, thực vật.
- Thuyết tiến hóa mang đến một giải thích duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài động, thực vật. Các loài động, thực vật biến đổi, các loài vẫn đang tồn tại được sinh ra từ sự kết hợp gen giữa các loài khác bằng con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Những phát minh này đã giải quyết được những nhận định sai lầm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; chúng được Thần thánh tạo ra. Những phát minh trên đây của khoa học tự nhiên cho thấy sự tiến bộ của nền khoa học thế giới là tiền đề cho sự tiến bộ của triết học.

Trên đây là những kiến thức hữu ích về triết học và những vấn đề xung quanh triết học mà chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn có thêm thật nhiều kiến thức để hoàn thành tốt công việc học tập và nghiên cứu của mình!