Tháng 7 Âm lịch luôn là một trong những ngày lễ lớn trong năm với ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là rằm tháng 7. Vào ngày này, ngoài việc cúng thần linh, gia tiên, thì hầu hết các gia đình Việt Nam đều chuẩn bị thêm lễ cúng ngoài trời. Bài văn khấn rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời mà maychasandon.com sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị lễ cúng chu đáo và thành kính nhất.
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 còn được gọi là lễ Vu Lan báo hiếu hay còn có ý nghĩa khác đó là ngày xá tội vong ân theo phong tục cổ xưa của người Đông Á
Ở Trung Quốc, lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, đây được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho toàn bộ vong nhân không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế, bị chết oan, chết yểu,… sẽ được lên dương thế để hưởng sự cúng tế và nhận đồ cúng của người trần cũng như tìm người để thế mạng.

Người trần luôn muốn tránh các cô hồn quấy phá nên vào đúng ngày rằm tháng 7, họ sẽ chuẩn bị tất cả các vật phẩm, đồ ăn, vàng mã, quần áo, hình nộm để cúng các cô hồn ở ngoài trời. Trước là giúp đỡ cô hồn đồ ăn, quần áo, tiền vàng, sau là cầu cho cô hồn không làm hại đến gia đình, người thân.
Đồng thời, rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan là dịp để con cháu trong nhà tề tựu với nhau để báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu?
Rằm tháng 7 bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên đưa mẹ mình thoát khỏi kiếp đọa quỷ nơi địa ngục. Thời còn trên dương thế, mẹ của Kiền Liên sống rất xa hoa và phung phí, tính cách lại tham lam, độc ác. Thường ngày, bà nấu rất nhiều đồ ăn và bỏ đi một cách rất phung phí, còn Mục Kiền Liên lại rất tiết kiệm, luôn nhặt lại những đồ ăn đó, rửa sạch sẽ lại để ăn.
Sau khi mẹ qua đời, Mục Kiền Liên đã xin xuất gia và một lòng thành kính Phật. Đến khi tu thành chín quả, Mục Kiền Liên liền mở tuệ nhãn đi tìm mẹ khắp nơi và cuối cùng lại thấy bà đang đau khổ nơi địa ngục tối tăm.
Bà mẹ Kiền Liên vì những nghiệp ác trên dương gian mà khi chết đi đã hoá thành ngạ quỷ, bị hành hạ đến tóc tai rối bù, đói khát đến độ chỉ còn da bọc xương. Nhìn thấy vậy, Kiền Liên đau xót vô cùng và dâng lên mẹ một bát cơm nóng. Thế nhưng lòng tham của bà vẫn còn đso, bà cầm bát cơm lên nhưng vẫn không quên dùng một tay che đi ngăn không cho các cô hồn tới cướp. Đến khi đưa cơm vào miệng lại hóa thành lửa đỏ, không thể nào nuốt xuống được.
Mục Kiền Liên bất lực và đến tìm sự cầu cứu từ Đức Thế Tôn. Phật nói, nếu muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp khổ sai này thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch, hãy nhờ sự giúp đỡ của chư tăng mười phương, sắm sửa lễ cúng để lấy phước cho mẹ.
Từ đó, ngày 15 tháng 7 Âm lịch vừa là ngày mở cửa cho các cô hồn, vừa nhắc nhở con cháu ở khắp mọi nơi nhớ quay trở về để báo hiếu cho cha mẹ.
Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất
Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng 7 chia ra 3 loại, đó là lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh và gia tiên trong nhà và lễ cúng chúng sinh ngoài trời.

Lễ cúng trong nhà cần chuẩn bị những lễ vật như sau:
- 1 mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Tiền vàng
- Rượu, chè, thuốc
- 1 mâm lễ mặn (số lượng các món tuỳ vào điều kiện gia chủ)
Lễ cúng chúng sinh ngoài trời bao gồm:
- Muối gạo mỗi thứ 1 đĩa
- Cháo trắng nấu loãng, bỏ ra khoảng 12 chén nhỏ
- Mâm ngũ quả
- Tiền vàng và quần áo chúng sinh
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo, bim bim, khoai luộc,…
- Tiền thật cá mệnh giá
- Nước, rượu và nến
Văn khấn rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất
Để lễ cúng rằm tháng 7 được tươm tất và thuận lợi, cũng như thể hiện được tâm ý của gia chủ, thì bài văn khấn cũng là một yếu tố không thể nào thiếu được. Hãy tham khảo bài văn khấn rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời ở ngay dưới đây nhé!
Bài văn khấn cúng rằm tháng bảy trong nhà
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười chư Phật, con lạy chư Phật mười phương
Con lạy tổ tiên tiền khảo nội ngoại và chư vị Hương linh
Gia chủ chúng con là….
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày ….tức ngày 15 tháng 7 Âm lịch năm…. nhân tiết Vu Lan nhớ đến công ơn sinh thành của tổ tiên, xây dựng cơ nghiệp và phát triển dòng dõi cho chúng con đời nay được hưởng ân phúc.
Chúng con xin cảm tạ ơn đức, cảm nghĩ công ơn trời biển không thể nào đền đáp hết nên tín chủ con nhân ngày hôm nay sửa sang lễ vật, hương hoa thành kính dâng lên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, các Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc ngoại tộc,…
Cúi xin các vị trở về nhà hưởng thụ lễ vật, hương hoa, quả mọn và thương xót cho chúng con mà chứng giám lòng thành tâm của chúng con trên đây, phù hộ độ trì cho con cháu khoẻ mạnh bình an, đi chín về mười, dữ ít lành nhiều, tài lộc vươn tiến, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thanh, có gì thiếu sót mong các vị bỏ qua cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Bài văn khấn cúng rằm tháng bảy ngoài trời
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, con lạy mười chư Phật, con lạy chư Phật mười phương
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Quan thế Âm Bồ Tát
Con lạy Táo Phủ Thần quân, Đông Trù tư mệnh
Hôm nay là ngày…tức ngày Rằm tháng 7 năm…
Tín chủ con tên là…
Ngụ tại…
Chúng con thành tâm kính xin: nhân ngày xá tội vong nhân, cửa ngục hé mở cho phép các cô hồn không nơi nương tựa, không chốn dung thân, không mồ mả yên ổn, lẩn khuất trên dương thế, không manh áo mỏng, không chút hương hoa, đói rét cùng cực đều được về đây hưởng thụ lễ vật mà gia chủ chúng con thỉnh mời. Lễ vật của chúng con gồm cơm cháo đạm bạc, bánh kẹo, trầu cau, gạo muối, quả thực, cùng hàng trang đơn giản gồm quần áo, vàng mã. Phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người được khoẻ mạnh, tài lộc vượng tiến quanh năm, điều lành mang tới, điều giữ mang đi.
Cẩn cáo!
Lưu ý sau khi cúng chúng sinh:
- Hết tuần hương đầu thì thắp thêm mấy nén nữa rồi mới hóa vàng, đem gạo muối đi rắc quanh nhà.
- Những đồ cúng chúng sinh nếu không ai giành giật thì mang đi cho những người khác, không mang vào nhà và người cúng cũng không nên ăn
Những điều cần tránh trong rằm tháng 7
Theo Âm Dương ngũ hành thì tháng 7 âm lịch là tháng có nhiều âm khí nhất, và chúng sẽ đạt cực vượng vào đúng ngày 15. Cùng với đó, tiết trời thường xuyên ẩm thấp, mưa gió khiến cho dương gian trở nên u ám hơn. Đặc biệt là ban đêm là thời điểm cô hồn hoạt động mạnh mẽ nhất, chúng lang thang ở khắp nơi, nếu ra đường vào thời điểm này rất dễ bị chúng trêu đùa.
Dưới đây là những điều mà bạn nên tránh trong tháng cô hồn:
- Không nên đi ra ngoài ban đêm, nhất là đi một mình đến những nơi vắng vẻ, ít người qua lại bởi những chỗ đó âm khí rất nặng
- Nếu đi theo nhóm bạn vào ban đêm thì không được gọi tên của nhau vì theo quan niệm, những cô hồn khi biết được tên sẽ bám víu lấy người đó.
- Không treo chuông gió trước đầu giường ngủ vì khi chuông gió kêu sẽ thu hút ma quỷ, khiến chúng có cơ hội quấy phá bạn.
- Chỉ đốt giấy, tiền vàng mã vào ban ngày, và không được đốt bừa bãi
- Không được ăn vụng đồ cúng cho cô hồn
- Không hù doạ người khác đến hồn bay phách lạc, nhất là những người yếu bóng vía vì họ dễ bị ma quỷ ám
- Tránh đến những nơi âm khí nặng như cây đa, cây gạo, cây dương
- Không chải tóc và soi gương và ban đêm vì bạn sẽ nhìn thấy chúng
- Không nên thức khuya vì điều này sẽ khiến cho cơ thể bạn bị suy nhược, là cơ hội tốt cho cô hồn tìm đến bạn
- Khi đi bên ngoài mà thấy có ai đó gọi tên hoặc cảm thấy có ai đó đi theo mình thì đừng nên quay đầu lại, hãy nhanh chóng tìm đến chỗ đông đúc, hoặc cố gắng đi thật nhanh về nhà
- Khi đi ngủ hoặc đi vào nhà, không nên đặt mũi dép vào trong vì ma quỷ sẽ nghĩ rằng bạn mời chúng vào trong nhà
- Không cắm đũa giữa bát cơm vì vô tình giống như bạn đang thực hiện một nghi thức cúng tế, sẽ kêu gọi quỷ đói và ăn chung với bạn đó
- Không chụp ảnh vào ban đêm vì có thể bạn sẽ thấy bóng dáng ai đó lọt vào bức ảnh của bạn
- Hạn chế làm những việc trọng đại như cưới hỏi, ký hợp đồng, hoặc đầu tư,…để tránh vận rủi
Nên làm gì trong tháng cô hồn?
Bên cạnh những lưu ý phía trên thì bạn cũng nên làm một số việc sau trong tháng cô hồn để tích đức, tạo phúc cho bản thân và gia đình:
- Có thể làm lễ cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào trong tháng, tốt nhất là những ngày gần rằm
- Thăm mộ phần của tổ tiên, dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ
- Nên làm những việc thiện như bố thí, giúp đỡ những người nghèo, người lang thang,…
- Hãy tới chùa, am để cầu bình an, cầu siêu cho những người đã mất, cho cô hồn, sẽ giúp lòng thanh tịnh hơn rất nhiều
- Hạn chế sát sinh, giết mổ trong tháng này
- Nếu có thể thì hãy ăn chay một vài ngày trong tháng
Tháng 7 Âm lịch thường được coi là tháng xui xẻo, tuy nhiên cũng có người tin, người không tin vào yếu tố tâm linh này vì hiện nay chưa có bằng chứng nào xác thực chúng là hoàn toàn chính xác. Việc cúng cô hồn là một nét đặc trưng trong văn hoá phương Đông và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Bởi vậy, tục lệ này không hoàn toàn xấu, và đây cũng là dịp lễ để mọi người tạm gác lại mọi chuyện, trở về nhà để hiếu kính cha mẹ, tổ tiên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tháng cô hồn cùng với bài văn khấn cúng rằng tháng 7 trong nhà và ngoài trời chi tiết nhất mà chúng tôi đã chia sẻ tới bạn. Để tham khảo thêm nhiều thông tin khác về những ngày lễ trong năm tại Việt Nam, hãy theo dõi maychasandon.com nhé!