Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là căn bệnh tâm lý làm ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh nhân, cũng như mọi người xung quanh. Cụ thể về căn bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì? Làm thế nào để nhận biết và xử lý căn bệnh này sẽ được maychasandon.com thôngtin chi tiết sau đây!
Định nghĩa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Hội chứng ám ảnh cưỡng chế là gì? Rối loạn ám ảnh cưỡng chế tên tiếng anh là Obsessive-Compulsive Disorder (OCD) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, có xu hướng kéo dài với những đặc điểm, suy nghĩ và hành vi được lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được.
Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra với nhiều mức độ và tần suất khác theo theo từng trường hợp cụ thể.
Mặc dù ít khi đe dọa đến sức khỏe, tuy nhiên chứng OCD làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, công việc, học tập và những mối quan hệ xung quanh. Mắc hội chứng này bệnh nhân có thể ý thức được sự quá mức, vô lý với những hành vi của bản thân tuy nhiên lại không thể chống lại nó.

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khá ít gặp, chỉ xảy ra đối với 0.05% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc ở nữ là 1.8%, nam giới là 0.5%. Hội chứng này thường xảy ra với độ tuổi 15 – 25, đặc biệt gặp nhiều ở những đối tượng có trí tuệ, trình độ cao.
Biểu hiện người mắc chứng ám ảnh cưỡng chế là gì?
Những người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có biểu hiện về suy nghĩ, hành vi hoặc cả hai. Triệu chứng của bệnh thường có ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ cá nhân, công việc, học tập.
Các ám ảnh thường gặp
- Tưởng tượng ra những cảnh bạo lực, đồi trụy
- Xuất hiện nỗi sợ mình làm hại người khác hay bản thân hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ
- Đòi hỏi mọi thứ tuân theo đúng trật tự riêng, cân bằng và chính xác.
- Ghê sợ quá mức chất thải, chất bẩn, vi khuẩn
- Lo lắng về các chất gây ô nhiễm, cũng như việc bị nhiễm bệnh đến mức phi lý.
Các hành vi cưỡng chế
- Ban đêm thường thức dậy vài lần để đảm bảo rằng mọi thứ đã được tắt, cửa đã khoá và cửa sổ đã đóng

- Sắp xếp quần áo, giày dép, chén đĩa, đồ vật theo thứ tự thì mới hết cảm giác lo âu
- Rửa tay liên tục do sợ nhiễm trùng đến mức phồng rộp, nứt da
- Tự động đếm số bậc cầu thang, ô cửa sổ,…
- Cầu nguyện hay lặp lại từ và con số
- Chạm vào một vật nhiều lần, đi qua đi lại cửa vài lần trước khi ra ngoài.
Bệnh nhân thường không muốn thực hiện các hành vi này nhưng không có khả năng kiểm soát được. Những hành vi cưỡng chế này có thể chiếm phần lớn thời gian trong ngày làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ.
Người bệnh bị OCD có thể có những triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng sau thì bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám:
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế làm ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt.
- Gặp các triệu chứng về thể chất như đau ngực, đánh trống ngực, có ý định tự tử hoặc giết người.
Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh cưỡng chế là gì?
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng. Một số yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh như:
- Tuổi từ 15 – 25
- Khởi phát sớm ở nam hơn
- Tỷ lệ nữ mắc cao hơn nam giới
- Yếu tố di truyền sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh
- Mất bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin

Cách chữa trị chứng ám ảnh cưỡng chế
Sử dụng thuốc
Thuốc giúp giảm nhẹ các hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh đối với bệnh nhân. Nhưng thuốc chỉ có thể làm giảm triệu chứng tạm thời, không thể chữa trị dứt điểm. Việc dùng thuốc thường được áp dụng với trị liệu nhận thức và hành vi.
Các loại thuốc dùng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu là những loại thuốc như sau:
- Fluoxetine
- Clomipramine
- Sertraline
- Paroxetine
- Fluvoxamine
Biện pháp tự cải thiện
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải thực hiện các biện pháp cải thiện để đối phó hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thực tế những biện pháp này phần nào giúp giảm nhẹ hành vi, suy nghĩ bất thường.
Những biện pháp tự cải thiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế mà bệnh nhân có thể áp dụng như sau:
- Chia sẻ tình trạng sức khoẻ với bạn bè, người thân để được trợ giúp. Thực tế chính sự động viên, chia sẻ của mọi người xung quanh mới có thể giúp cải thiện tinh thần, chủ động hơn khi điều trị.

- Với tác nhân gây ra sự ám ảnh về suy nghĩ và hành vi, nên học cách ghi chép đẻ có thể xua tan đi cảm giác lo âu.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp làm giảm ám ảnh ở bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Tích cực tham gia hoạt động xã hội để ít có thời gian cho các hành vi cũng như những suy nghĩ bất thường.
- Tập thể dục để cải thiện sức khỏe tinh thần giúp giảm nhẹ suy nghĩ, hành vi do chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra.
- Nên tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi để giải tỏa bớt lo âu như hít thở sâu, ngồi thiền, tắm nước ấm,…
Liệu pháp tâm lý
Bệnh nhân bị ám ảnh cưỡng chế cần phải có sự can thiệp của liệu pháp tâm lý nhằm để giảm thiểu khả năng gây biến chứng, tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Liệu pháp hành vi
- Bộc lộ suy nghĩ bị ám ảnh để giảm bớt sự căng thẳng, lo âu
- Thực hiện các kỹ thuật để nhằm ngăn chặn các suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế

Theo thời gian có thể các triệu chứng này được thuyên giảm. Những liệu pháp hành vi còn có tác dụng giúp làm giảm lo âu, cải thiện tâm trạng bệnh nhân đáng kể.
Liệu pháp nhận thức:
- Phương pháp này giúp bệnh đánh giá lại sự lo âu quá mức, cùng các mối nguy hiểm của sự vật sự việc. Nhờ đó làm giảm các suy nghĩ ám ảnh như nhiễm vi trùng, vi khuẩn, sự sợ hãi,…
Với những thông tin chi tiết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể trả lời được cho câu hỏi rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì. Từ đó xây lối sống lành mạnh, bớt lo âu, suy nghĩ để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh.
Xem thêm >>>Trà xanh là gì? Ý nghĩa của “em gái trà xanh”