Trong những ứng dụng tự động hoá, không khó để ta có thể bắt bặp những ứng dụng của tín hiệu analog như: tín hiệu 4-20mA hay tín hiệu 0-10V. Có thể coi đây là 2 loại tín hiệu analog được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tất cả các loại thiết bị trong nhà xưởng từ cảm biến áp suất nước, cảm biến nhiệt độ, cảm biến đo nước,… đều có sự hiện diện của tín hiệu analog. Vậy tín hiệu analog là gì? Điểm khác nhau giữa tín hiệu analog và digital nằm ở đâu? Hãy để maychasandon.com giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
Tín hiệu analog là gì?
Để hiểu rõ hơn analog là gì thì trước tiên chúng ta cần phải nắm được khái niệm cơ bản về tín hiệu. Tín hiệu chỉ một đại lượng vật lý có chứa đựng một lượng thông tin hay một lượng dữ liệu nào đó. Chúng có khả năng truyền tải đi xa đến các thiết bị nhận khác nhằm ra lệnh hoặc yêu cầu thực hiện một công việc bất kỳ nào đó mà nguồn truyền cần làm. Thông thường các tín hiệu sẽ đi kèm với dạng hàm số có đồ thị phân bố cụ thể và rõ ràng.
Chính vì vậy, tín hiệu analog là một loại tín hiệu có tính liên tục, đồ thị biểu diễn tín hiệu analog là một đường liên tục (ví dụ như sin, cos hoặc các đường cong lên xuống bất kỳ không theo một quy luật nhất định nào cả). Analog có nghĩa là tương tự, tức là các tín hiệu có sẽ có bản chất giống nhau nhưng sẽ có sự khác nhau về cường độ tín hiệu lúc sau so với lúc trước.
Bên cạnh đó bạn cũng cần biết module analog là gì. Module analog chính là một công cụ giúp xử lý các tín hiệu analog thông qua việc xử lý các tín hiệu số.

Sự khác nhau giữa digital và analog là gì?
Để có thể có so sánh tổng quan nhất về hai loại tín hiệu này thì bạn cần hiểu thêm về tín hiệu digital. Tín hiệu này chỉ có hai mức cao và thấp, tức là đây là tín hiệu ngắt quãng, rời rạc và không có tính liên tục. Ưu điểm của tín hiệu này là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin ổn định.
Từ đây chúng ta có thể nhận thấy hai loại tín hiệu này có sự khác biệt cơ bản như sau:
- Tín hiệu Analog là loại tín hiệu được truyền đi liên tục và không có sự ngắt quảng. Tần số và cường độ có nhiều biến động khác nhau trong từng thời điểm cụ thể.
- Tín hiệu Digital lại là dạng tín hiệu kiểu ON-OFF có sự ngắt quãng. Trong trường hợp, nếu tín hiệu Digital theo dạng ON-OFF lại được truyền đi theo một chu kỳ nhất định thì đó cũng được gọi là tín hiệu tương tự. Như vậy giữa tín hiệu Digital và tín hiệu Analog vẫn có những mối quan hệ tương quan với nhau.
Với ưu điểm là tỷ lệ nhiễu sóng thấp, có khả năng truyền đi xa hơn nên tín hiệu digital ngày nay được sử dụng nhiều hơn so với tín hiệu analog. Một ví dụ điển hình là truyền hình analog ngày nay đang dần được thay thế bằng truyền hình kỹ thuật số, vệ tinh sử dụng công nghệ digital…

Một vài ứng dụng của tín hiệu analog
Tín hiệu analog có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngay, dưới đây là những ứng dụng nổi trội nhất.
Truyền hình Analog là gì?
Với những thế hệ sau này, sẽ có nhiều người không biết tivi analog, cổng analog, dò kênh analog là gì hay truyền hình cáp analog là gì do dạng tín hiệu này đã bị loại bỏ hoàn toàn tại Việt Nam kể từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, tín hiệu analog đã từng có một thời kỳ vô cùng huy hoàng. Truyền hình tương tự thường được gọi là truyền hình analog là kĩ thuật thu phát sóng truyền hình có từ lâu đời, sử dụng tín hiệu tương tự để truyền tải video và âm thanh thông qua ăng ten đến tivi.
Hiện nay bạn có thể sử dụng nút Analog trên điều khiển TV để chuyển đổi sang tín hiệu Digital.

Âm thanh Analog là gì?
Như đã giải thích ở trên thì Analog có nghĩa là tín hiệu tương tự, vậy âm thanh analog cũng có thể hiểu rằng âm thanh lúc sau cũng tương tự như âm thanh trước đó. Tương tự ở đây không có nghĩa là giống y chang mà là tương tự về bản chất của tín hiệu nhưng vẫn có điểm khác nhau về mặt cường độ của âm thanh cũng như tín hiệu. Vậy âm thanh analog chính là các loại tín hiệu âm thanh liên tục, tương tự và cũng được biểu diễn bằng biểu đồ trục X, Y.
Ngay từ thời xa xưa, các nhà vật lý đã mô phỏng những hiện tượng tự nhiên bằng các chuỗi thay đổi liên tục. Và đây chính là nguồn gốc của dòng âm thanh analog. Ví dụ: Khi hai người nói chuyện sẽ được mô phỏng âm thanh theo hình sin. Hoặc âm thanh trong phim nhựa quang học và âm thanh trong đĩa cơ học,… cũng đều được ghi lại bằng chuỗi tín hiệu hình sin liên tục.
Dòng âm thanh này thường hay được sử dụng trong các hệ thống loa karaoke gia đình. Chính từ công nghệ analog này người ta đã sáng tạo ra các phương tiện nghe nhìn khác như băng đĩa nhạc, phim ảnh, điện thoại, phát thanh truyền hình,…

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến tín hiệu analog và ứng dụng của nó trong thời đại số hiện nay. Hy vọng các bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức về loại tín hiệu này cũng như biết cách ứng dụng chúng sao cho hợp lý và hiệu quả vào trong cuộc sống hàng ngày.