Mỗi người từ khi sinh ra cho tới trưởng thành đều mang trong mình bản ngã, tạo nên những nét tính cách riêng biệt. Vậy bản ngã là gì? Bản ngã hoạt động theo cơ chế nào, cũng như cách để vượt qua chính cái tôi ấy ra sao,… Tất cả sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ, chi tiết ở bài viết sau đây!
Bản ngã nghĩa là gì?
Để hiểu về bản ngã, trước hết chúng ta cần nắm rõ được khái niệm này. Bản ngã đều tồn tại ở mỗi con người và không bao giờ biến mất. “Bản ngã” dịch theo nghĩa Hán Việt như sau:
- Bản có nghĩa là Bổn (本)
- Ngã có nghĩa là Tôi (我)
Từ đó, cho thất từ bản ngã có nghĩa là chính tôi, chính mình (本我) hay nói cách khác bản ngã là cái tôi cá nhân, chúng có thể lớn, có thể nhỏ.

Bản ngã và cái tôi đều là một, hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “cái tôi” như sau:
Theo triết học
Cái tôi của bản thân là gì? Trong triết học, “cái tôi” là ý thức, nó bao hàm trong đó các đặc tính để phân biệt “tôi” với người khác, cũng như phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Phân tâm học
“Cái tôi” là phần cốt lõi của tính cách được liên hệ trực tiếp tới thực tại. Chúng chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. “Cái tôi” được hình thành ngay từ khi con người mới chào đời.
Chúng dần hình thành và hoàn thiện theo thời gian. “Cái tôi” là “cầu nối” để hòa giải ham muốn vô thức với tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
Bản ngã là gì trong Phật giáo?
Bản ngã trong Phật giáo có nghĩa là gì? “Cái tôi” trong Phật giáo thường được gọi là “ngã”. Bản ngã được thiết thuyết với một một thể tính trường tồn, chúng không bị ảnh hưởng bởi tụ tán, cũng như quy luật sinh tử.

Phật giáo không công nhận sự có mặt của một bản ngã như trong tâm lý học. Cái người ta hiểu lầm là bản ngã được cấu thành bởi Sắc (phần thân thể), Danh (phần tâm thức), cùng sự biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị thời gian nhỏ nhất).
Trên thực tế có nhiều khái niệm khác về bản ngã, trên đây chỉ là những khái niệm được đề cập phổ biến. Nhìn chung có thể hiểu ngắn gọn bản ngã là niềm tin, quan niệm bản thân mình là cá thể độc lập, khác biệt với phần còn lại của thế giới. Bản thân luôn chịu trách nhiệm trước những hành vi của mình.
Bản ngã là sống đúng với “cái tôi” của mình, khẳng định mình. Chính vì điều này mà nhiều khi cái tôi quá lớn. Theo lời dạy của Đạo Phật, cái tôi càng lớn thì con người lại dễ tạo ra nhiều sai lầm, nghiệp chướng.
Sẽ có những lúc bản ngã bùng lên và kiểm soát bản chất của con người.
Cái tôi quá lớn tiếng Anh là gì? ego is too big chính là từ để nói về cái tôi quá lớn.
Vô ngã là gì? Trong tư tưởng phật giáo có nghĩa là không có ngã, tức là không bám víu, không bị ảnh hưởng hay bị hấp dẫn bởi những hư vinh khác trong cuộc đời.
Bản ngã hoạt động theo cơ chế nào?
Kiểm soát
Bản ngã sẽ tự động hóa bản thân vào những gì nó tin rằng nó đang kiểm soát. Chúng tương tự như việc bạn đang điều khiển và kiểm soát tâm trí của mình. Đây cũng được gọi là một phần của bản ngã.

Xây dựng và duy trì
Bản ngã muốn bảo vệ những gì nó kiểm soát, nhưng lại không ngừng mở rộng chúng. Nhưng bản chất của bản ngã là tạm bợ, không có thực vì thế chúng chỉ muốn kiểm soát nhiều nhất có thể mà thôi!
Điều này lý giải vì sao con người ta luôn có lòng tham lớn về tiền tài, địa vị,.. Với bản ngã việc mất kiểm soát tương tự như việc chết đi.
Phản chiếu
Bản ngã không thể tự nhìn nhận, đánh giá chính mình. Vì thế chúng hình thành nên vô số các bản ngã khác nhau với những cá thể riêng lẻ. Bản ngã tự phản ánh bản thân thông qua những lời nhận xét, đánh giá từ mọi người xung quanh.
Ví dụ: Ẩn sau những bộ đồ đắt đỏ và make up lồng lộn là thông điệp: “Hãy chú ý và khen tôi đi. Tôi là một người giàu có và xinh đẹp.
Một người tồn tại bao nhiêu bản ngã?
Bản ngã không phải là khái niệm bất biến. Thói quen tạo nên tính cách, nếu thói quen thay đổi thì tính cách sẽ thay đổi. Cho nên khi con người nhắm tới những mục tiêu khác nhau sẽ xuất hiện những bản ngã mới.
Không thể xác định được một người sẽ tồn tại bao nhiêu bản ngã bởi chúng chỉ là những lát cắt nhất thời mà thôi. Bản ngã thúc giục nhiều người “lao đầu” vào danh lợi để thỏa mãn được sự kiểm soát và nắm quyền lực trong tay hay đó là cái tôi trong tình yêu muốn chiếm hữu, sở hữu người mình yêu,…
Tất cả chỉ đều để được mọi người công nhận, chú ý và để tâm tới mình. Mỗi người chúng ta thường có xu hướng phát triển cái tôi lớn mỗi ngày thay vì việc kiềm hãm nó lại.

Dần dần chúng ta sẽ cảm thấy ngày càng mệt mỏi, chênh vênh, không biết được bản thân muốn gì và cần gì.
Nhiều người cho rằng việc thiếu đi cái tôi thì mọi thứ sẽ trở nên “bình bình”. Nhưng sự cố gắng để phát triển bản thân không đồng nghĩa với bản ngã hay “cái tôi” cá nhân. Mỗi ngày chúng ta đều cần phải làm việc, sinh hoạt và tận hưởng những điều tốt đẹp.
Chúng ta nên hòa nhập với cộng đồng, rồi ta sẽ thấy giữ mỗi người với nhau không có sự khác biệt. Nhờ đó mà ta trở nên ung dung, tự tại.
Làm thế nào để vượt qua và kiềm chế bản ngã?
Để vượt qua được bản ngã và tiết chế lại bản thân bạn cần:
- Học cách chấp nhận sự thật
- Cố gắng tập trung vào hiện tại
- Không đổ lỗi cho số phận
- Không so sánh bản thân với bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì. Mình là mình không cần giống hay bắt chước theo một ai khác.
- Áp dụng các phương pháp kết nối con người bên trong như: Thiền, cầu nguyện, làm điều mình thích, viết tự do.
Xem thêm >>> Kim tứ đồ là gì? Bí quyết để trở thành người tự do tài chính
Với những chia sẻ mà chúng tôi mang tới ngày hôm nay hy vọng đã giúp bạn đọc chttps://maychasandon.com/kim-tu-do-la-gi.htmló thể hiểu rõ hơn được bản ngã là gì, cũng như cách để kiềm chế và kiểm soát cái tôi của bản thân. Hy vọng những chia sẻ mà maychasandon.com mang tới ngày hôm nay sẽ thật sự hữu ích đối với bạn đọc, Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hay ho và bổ ích nữa nhé!