Tổng hợp 3 cách nấu gạo lứt ngon nhất có thể bạn chưa biết

Cách nấu nước gạo lứt rang

Gạo lứt là một loại thực phẩm được rất nhiều tin dùng bởi dinh dưỡng cao lại vô cùng tốt đối với những người muốn giảm cân làm đẹp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách nấu gạo lứt ngon, dẻo bằng nồi cơm điện!

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt thường được sử dụng nhiều trong bữa ăn của những người đang trong chế độ giảm cân, người muốn duy trì vóc dáng và những người cần hạn chế tinh bột và đường. So với các loại gạo trắng thì gạo lứt tốt cho sức khoẻ hơn rất nhiều nếu như biết cách sử dụng chúng. 

Giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt
Giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt

Gạo lứt sau khi tách vỏ thì vẫn giữ được nguyên lớp cám ngoài, đây là phần giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng điều hoà huyết áp, giảm các cholesterol có hại và ngăn ngừa các bệnh về tim, mạch. 

Trong gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ, canxi…Gạo lứt thường có màu ngà đục, màu đen, đỏ và nâu. Khi được xát kỹ thì gạo lứt sẽ trở thành một loại gạo trắng thông thường và hàm lượng dinh dưỡng cũng giảm đáng kể. 

Cách chọn loại gạo lứt ngon 

Để có được những bữa ăn ngon từ gạo lứt thò công đoạn chọn gạo cũng vô cùng quan trọng. Các bạn nên lưu ý tới những vấn đề dưới đây để có thể lựa chọn được loại gạo chất lượng. 

  • Bạn nên chọn mua những hạt gạo lứt mà khi nhìn thấy hạt sáng bóng, sờ thử thì thấy lớp ngoài hơi thô ráp, bẻ thử thấy hạt cứng là được. 
  • Nên chọn mua hạt gạo lứt còn nguyên hạt, không bị bể nát và có mùi thơm đặc trưng của gạo mới.
  • Không chọn mua gạo lứt đã cũ hoặc bị mối mọt hay gạo đã để quá lâu, lớp cám bên ngoài hạt gạo đã có dấu hiệu bị bở.

Cách nấu gạo lứt theo loại nồi

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện 

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện là phương pháp đơn giản, nhanh chóng. Bạn không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để có được nồi cơm gạo lứt chín đủ mà vẫn dẻo thơm, mềm ngon. Để có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện, các bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Vo sạch gạo lứt để loại bỏ những chất bẩn và ngâm gạo bằng nước ấm ít nhất khoảng 45 phút để gạo ngấm nước, giúp hạt cơm sau khi nấu được mềm và dẻo hơn.
  • Cho nước và gạo theo tỷ lệ 2:1 vào nồi cơm điện, chú ý lượng nước được đong theo tỷ lệ gạo trước khi ngâm, sau đó đậy nắp và bấm nút nấu chín. Nếu nhà bạn sử dụng nồi cơm điện đa năng thì hãy sử dụng chế độ Mixed rice chuyên dùng để nấu các loại gạo khô, đảm bảo rằng cơm nấu xong sẽ ngon và rất dễ ăn.
  • Sau khi cơm chín, bạn hãy để ở chế độ giữ nóng trong nồi thêm khoảng 10 – 15 phút cho cơm chín mềm đều hoàn toàn.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện
Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường sẽ cần một ít thủ thuật, mẹ hãy học ngay cách nấu theo những bước sau đây:

  • Tương tự như cách nấu bằng nồi cơm điện, các bạn hãy vo sạch gạo và ngâm với nước ấm tối thiểu 45 phút.
  • Cho gạo đã ngâm và nước vào nồi với tỷ lệ nước 2:1(lúc gạo chưa ngâm), đun sôi bằng lửa lớn.
  • Khi thấy cơm sôi, mở nắp và nhanh tay đảo đều cơm để tránh tình trạng thoát hơi nóng khỏi nồi và không để lại cháy. Sau đó đậy kín nắp, giảm lửa thật nhỏ lại và tiếp tục nấu cho đến khi nước cạn vừa tới.
  • Để lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút khi nước cạn vừa tới, sau đó, tắt lửa và để ủ trên bếp khoảng 10 phút.

Xem thêm: Chia sẻ cách nấu xôi gấc cực đơn giản và hấp dẫn

Cách nấu cơm gạo lứt đúng chuẩn 

Cách nấu gạo lứt đỏ và gạo lứt thường

  • Cho gạo lứt vo sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và vỏ trấu, rồi cho vào nồi nấu và đổ nước sấp mặt gạo. Ngâm trong khoảng thời gian từ 4- 36 tiếng tùy vào món mà bạn định nấu. Nếu bạn muốn ngâm gạo lứt trong khoảng thời gian dài thì nên chú ý thay nước ngâm sau 8 – 10 tiếng để gạo không bị chua và có mùi.
  • Gạo lứt sau khi đã ngâm xong thì bạn vo lại gạo với nước sạch một vài lần đến khi chúng không còn bị bám mùi, và nước trong thì được.
  • Cho gạo vào nồi và đong nước theo tỷ lệ 1 gạo : 1,5 nước, cho thêm khoảng 1/4 muỗng cà phê muối. Sau đó nấu như gạo thông thường.
  • Gạo lứt sau khi chín, xới ra bát thưởng thức cùng muối vừng vừa ngon lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt đen ( gạo lứt tím than)

So với các loại gạo lứt khác, gạo lứt đen khi nấu không cần phải tốn thời gian ngâm gạo từ trước nhưng cơm khi chín vẫn đảm bảo cho được độ mềm dẻo, thơm ngon.

Cách nấu gạo lứt đen Điện Biên vô cùng đơn giản, các bạn làm theo các bước như sau:

  • Chọn loại gạo lứt đen đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Vo gạo lứt cho sạch với một hoặc hai lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn trong gạo. 
  • Cho gạo vào nồi và đong nước theo tỷ lệ được hướng dẫn in trên bao bì. Thông thường, đối với các loại gạo lứt đen, tỷ lệ nước phù hợp là 1 gạo và 1.5 nước, bỏ thêm một nhúm muối cho đậm đà và tiến hành nấu như gạo thông thường.
  • Cơm gạo lứt đen khi chín tỏa ra mùi thơm rất cuốn, từng hạt cơm mềm và dẻo ngọt tự nhiên mà không cần phải ngâm từ trước. 

Với những cách nấu gạo lứt trên bạn sẽ hoàn toàn đánh bại được loại gạo tưởng như khó ăn này mà lại vô cùng bổ dưỡng. 

Một số cách nấu gạo lứt ngon mà bạn nên thử

Để biến bữa cơm gạo lứt trở nên đa dạng hơn, các bạn có thể thay đổi với các món ăn khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số món từ gạo lứt vô cùng thơm ngon mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng.

Sữa gạo lứt

Sữa gạo lứt là một loại thức uống rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là chị em phụ nữ và những trẻ nhỏ.

Cách nấu gạo lứt làm sữa
Cách nấu gạo lứt làm sữa

Xem thêm >>> Cách nấu Mì quảng gà với củ nén ngon nhất chuẩn vị Đà Nẵng

Nguyên liệu làm sữa gạo lứt

  • Gạo lứt: 100g
  • Sữa tươi không đường: 2 bịch 
  • Đường phèn: 100g
  • Sữa đặc, muối

Cách nấu sữa gạo lứt

  • Vo gạo qua nước để lọc sạch những bụi bẩn trong gạo, sau đó, đun nóng chảo rồi mới đổ gạo vào rang. Trong quá trình rang gạo, bạn chỉ nên rang ở mức lửa nhỏ để gạo chín đều, có mùi thơm mà không bị cháy khét. Đảo đều tay đến khi thấy hạt gạo nứt ra khoảng 20% thì tắt bếp.
  • Đun sôi 300ml nước vào một nồi mới, rồi cho gạo đã rang vào đun cùng cho chín mềm thì vớt ra xay nhuyễn, dùng rây mắt nhỏ hoặc vải lọc để lọc lấy nước và để riêng ra một tô nhỏ. 
  • Cho 700ml nước vào nồi rồi đổ sữa tươi không đường, đường phèn vào đun cùng cho đến khi nước sôi. 
  • Nước sôi rồi mới đổ phần nước gạo rang đã lọc vừa nãy vào đun cùng, nấu thêm 5-10 phút nữa thì tắt bếp. Trước khi sử dụng nên nêm nếm lại cho hợp với khẩu vị của mình. 
  • Nếu không có đường phèn, bạn có thể thay thế bằng đường cát trắng, tuy nhiên độ thanh mát sẽ không bằng so với đường phèn.

Kết quả sau khi hoàn thành

  • Sữa gạo lứt sau khi hoàn thành sẽ có mùi thơm bùi của gạo rang, vị ngon và ngọt của đường vào sữa nhưng không quá béo, đảm bảo sẽ là thức uống khiến bạn khó cưỡng lại được. 
  • Nếu bạn muốn làm để uống dần thì để nguội sữa, sau đó đóng chai cất vào tủ lạnh, tuy nhiên chỉ nên để khoảng 3-4 ngày để đảm bảo độ tươi ngon cũng như các chất dinh dưỡng có trong sữa. 
  • Trong quá trình rang gạo, bạn có thể bỏ thêm chút quế, lá dứa để tăng thêm hương vị cho sữa.

Nước gạo lứt rang 

So với sữa gạo lứt thì quá trình nấu nước gạo lứt rang lại đơn giản hơn rất nhiều. Nước gạo lứt rang dùng thay thế cho nước lọc, vừa có công dụng giảm cân, và kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể. Khi làm nước gạo lứt rang thì không nên cho đường vào để đảm bảo được công dụng tốt nhất. 

Cách nấu nước gạo lứt rang
Cách nấu nước gạo lứt rang

Nguyên liệu làm nước gạo lứt rang

  • 100g gạo lứt
  • 1 lít nước
  • Muối

Cách làm nước gạo lứt rang

  • Vo qua gạo với nước để làm sạch bụi bẩn lẫn trong gạo, sau đó đổ gạo ra rổ cho ráo nước. 
  • Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo thì cho gạo lứt vào rang. Nhớ giảm lửa nhỏ và đảo đều tay để gạo không bị cháy. Khi hạt đã chuyển sang màu đậm, có mùi thơm và bắt đầu nứt thì tắt bếp.
  • Cho gạo lứt rang vào nồi, đổ vào đó 1 lít nước, cho thêm chút muối vào và đun sôi. Chờ nước sôi thì hạ lửa nhỏ, chờ đến khi thấy hạt gạo mềm và bở ra thì tắt bếp. 
  • Bạn dùng rây lọc bỏ đi phần bã, lấy nước uống hoặc có thể để cho phần gạo lắng xuống dưới rồi tách nước ra cũng được. Cho nước gạo lứt đã rang vào bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt để dùng dần.

Lưu ý: Nước gạo lứt rang chỉ có thể bảo quản được trong tủ lạnh khoảng 2 ngày. Phần nước và muối có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu.

Cháo gạo lứt hạt sen 

Món cháo gạo lứt là một món ăn bổ dưỡng dành cho mọi lứa tuổi từ người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Kết hợp cháo gạo lứt với nấm mối và hạt sen sẽ giúp món ăn thêm phần ngon và bổ dưỡng hơn.

Cách nấu cháo gạo lứt
Cách nấu cháo gạo lứt

Cách nấu cháo gạo lứt với hạt sen

  • Gạo lứt vo sạch với nước rồi ngâm qua đêm cho gạo mềm trước khi nấu
  • Nấm mối làm sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ chất dơ và độc tố. Sau khi ngâm thì rửa sạch lại với nước vài lần, vắt cho kỹ. Sau đó, xào sơ nấm cùng ít muối/ hạt nêm cho chín rồi để riêng.
  • Hạt sen thì nên chọn loại hạt già, trắng ngà ngâm qua đêm như gạo lứt. Sau đó, rửa sạch và luộc qua cho mềm rồi vớt ra. Giữ lại phần nước luộc hạt sen để nấu cháo.
  • Đặt chảo lên bếp, để nóng chảo thì cho 2 thìa dầu mè, cho tỏi vào phi thơm rồi đổ phần nấm mối và hạt sen vào đảo cùng, nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa ăn. 
  • Cho phần nấm hạt sen vừa sào vào nồi nước luộc hạt sen cùng với gạo lứt nấu chín trong khoảng 45 phút thì kiểm tra lại xem gạo đã chín mềm và cháo đã vừa hay chưa rồi mới tắt bếp.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách nấu gạo lứt vừa thơm ngon, hợp khẩu vị lại đảm bảo được chất dinh dưỡng trong gạo. Chúc bạn có được những món ăn ngon từ những gợi ý của chúng tôi!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *