Củ kiệu là gì? Tác dụng của củ kiệu và lưu ý khi sử dụng

Ăn củ kiệu có tác dụng gì?

Củ kiệu là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với các gia đình Việt từ trước đến nay, đặc biệt vào các dịp lễ Tết. Tuy nhiên khá nhiều người chưa biết tới những tác dụng tuyệt vời mà loại củ này mang lại. Để hiểu hơn củ kiệu là cây gì, cũng như tác dụng của củ kiệu đối với sức khỏe như thế nào sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ sau đây!

Củ kiệu là gì?

Củ kiệu là củ gì? Củ kiệu có tên tiếng Anh là Allium chinense G.Don, còn có tên gọi khác như giới bạch, tiểu căn toán. Củ kiệu thuộc họ nhà hành, phần đầu của củ kiệu có màu trắng to, hơi phình ra nhìn tương tự như củ hành, nhưng kiệu nhỏ hơn hành nhiều.

Củ kiệu miền bắc gọi là gì?
Củ kiệu miền bắc gọi là gì?

Củ kiệu có thể trồng quanh năm, thường thì người dân thường trồng chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 1 để thu hoạch dịp cận Tết. Chiều dài kiệu từ 15 – 35cm. Phần củ được trồng dưới đất tầm 3 – 5cm.

Kiệu thường được trồng ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới của Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, củ kiệu được trồng tại các tỉnh miền Trung, sau đó được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Củ kiệu có tác dụng gì?

Củ kiệu không chỉ là loại củ thơm ngon cho món củ kiệu ngâm, dưa kiệu, mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả với nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:

  • Giảm cholesterol, tăng cường lưu thông máu, món củ kiệu muối chua chứa nhiều axit lactic giúp làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.
  • Giải cảm, tăng cường sức đề kháng vì củ kiệu có vị nóng, cay và tính ấm. Trong củ kiệu còn chứa các loại vitamin và hợp chất tốt cho việc điều trị bệnh cảm cúm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả cho cơ thể. Hợp chất quercetin trong củ kiệu giúp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào gây hại, ngăn ngừa bệnh ung thư. Hợp chất này còn giúp tiêu diệt các chất tự do gây hại cho cơ thể.
  • Hợp chất thực vật flavonoid trong củ kiệu còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh glutathione – chất có đặc tính oxy hóa cao, có ích cho sức khỏe.
Ăn củ kiệu có tác dụng gì?
Ăn củ kiệu có tác dụng gì?
  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư nhờ chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa bệnh ung thư như phổi và dạ dày.
  • Hợp chất quercetin có trong củ kiệu được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 60%, giúp chống lại sự hình thành mảng bám tích tụ trong thành mạch máu. Phòng tránh hiệu quả nguy cơ bị đột quỵ, góp phần bảo vệ tim mạch tốt nhất.
  • Kiệu muối chua có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, táo bón và những dấu hiệu liên quan đến đường ruột như chứng đầy bụng và khó tiêu nhờ quá trình lên men của củ kiệu với nhiều vi khuẩn đường ruột có lợi, cùng với hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp cơ thể phòng chống được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Củ kiệu còn chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Ngoài ra sắt, canxi, magie,.. cũng có trong củ kiệu, đều giúp hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh. Hàm lượng axit trong kiệu thúc đẩy quá trình hấp thụ khoáng chất dễ dàng.

Xem thêm: Hạt bobo là gì? Công dụng tuyệt vời của loại hạt này

Lưu ý khi sử dụng kiệu muối

Kiệu được đánh giá tốt cho sức khoẻ nếu như sử dụng đúng cách. Nhưng nếu dùng sai cách sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của bạn:

  • Chú ý không nên ăn nhiều củ kiệu muối vì điều này sẽ gây ra tình trạng nóng trong người vì chúng có tính cay, nóng.
Lưu ý khi sử dụng củ kiệu
Lưu ý khi sử dụng củ kiệu
  • Những người bị khí hư không nên dùng củ kiệu muối chua để tránh gây ra tình trạng khí huyết nặng hơn, làm ảnh hưởng tới lục phủ ngũ tạng.
  • Kiệu muối cũng không nên sử dụng đối với những người bị đau đầu, vì chúng chỉ khiến cho tình trạng trở nên nặng hơn mà thôi.
  • Củ kiệu khi muối nếu như sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng bị dư thừa axit trong dạ dày, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

Hướng dẫn phân biệt củ kiệu và củ hành

Củ hành và củ kiệu có họ hàng với nhau, vì thế chúng khá giống nhau khiến mọi người hay bị nhầm lẫn. Để phân biệt 2 loại củ này bạn có thể chú ý đến những đặc điểm sau đây:

  • Hình dạng: Thân của củ kiệu có hình dáng thon dài, ở phía gần lá là màu tím nhạt, trong khi củ hành có đa dạng các loại to nhỏ.
  • Kích thước: Củ hành sẽ lớn hơn so với củ kiệu.
  • Màu sắc: Củ kiệu có màu trắng đục, còn củ hành thì có màu trắng tinh.
  • Hương vị: Vị của của kiệu nồng và gắt khác, còn vị của củ hành thì có chút hăng và cay.

Những thông tin đầy đủ về củ kiệu là gì mà chúng tôi mang tới trên đây hy vọng đã mang tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất cho mình. Đừng quên theo dõi maychasandon.com để luôn cập nhật thông tin hữu ích nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *