Đạo văn được coi là hành động thiếu trung thực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Với những ai nếu bị phát hiện đạo văn sẽ có thể chịu những hậu quả lớn. Để hiểu cụ thể đạo văn là gì, cũng như cách để tránh đạo văn hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi!
Đạo văn là gì?
Nhiều người thường cho rằng đạo văn đơn giản chỉ là việc sao chép lại bài viết của người khác. Nhưng thực tế đạo văn còn rất nhiều biến thể khác mà bạn chưa thể biết đến.
Cụ thể, theo định nghĩa, đạo văn gồm những hành động như sau:
- Sao chép hoàn toàn bài viết, ý tưởng của người khác thành bài của mình. Vấn đề này hay gặp phải nhất trong các bài tiểu luận, luận văn của sinh viên, học viên cao học…
- Dùng bài viết, sản phẩm của người khác để cho mục đích cá nhân nhưng không trích dẫn rõ nguồn tác giả.

- Sử dụng một phần ý tưởng, hay sáng tạo ý tưởng dựa trên ý tưởng của những người làm trước đó đã được công nhận.
- Đạo văn phức tạp hơn so với việc sao chép thông thường. Đạo văn là hành động ăn cắp, thiếu trung thực, lấy chất xám của người khác. Ở môi trường giáo dục nếu như có hiện tượng đạo văn, người viết sẽ phải chịu nhiều hình thức kỷ luật và có thể bị đuổi học.
Có thể thấy đạo văn hiện nay là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Các đơn vị giáo dục hiện nay đặc biệt gay gắt hơn và mạnh tay với những vấn đề này để tạo ra môi trường học tập bình đẳng, công bằng, tôn trọng chất xám của người khác.
Những biến thể của đạo văn
Trên thực tế, hiện nay để kiểm tra đạo văn người ta sử dụng đến phần mềm đạo văn để phát hiện ra các lỗi vi phạm. Đây được gọi là phần mềm check đạo văn, như vậy chúng ta đã hiểu được check đạo văn là gì?
Nhưng phần mềm có thông minh đến mức nào thì chúng vẫn chỉ là bộ máy hoạt động một cách máy móc. Vì thế, đôi khi có trường hợp người viết không cố ý đạo văn hay họ thực sự đã nghĩ ra ý tưởng đó nhưng không biết rằng điều này đã được thực hiện bởi những người trước đó.
Vậy nên ranh giới giữa việc đạo văn và những ý tưởng riêng độc đáo vô cùng mong manh. Thực tế có rất nhiều cấp độ khác nhau quy định hình thức ăn cắp ý tưởng, đạo văn gồm:
- Đạo văn tuyệt đối: tức là sao chép y nguyên toàn bộ sản phẩm và ý tưởng của người khác
- Đạo văn hoàn toàn: tức là chỉ sao chép 1 phần nội dung chính, bố cục, cũng như cấu trúc văn bản mà không có sự khác biệt
- Mặc dù thay đổi bố cục nhưng vẫn vi phạm việc đánh cắp ý tưởng của người khác

- Có sự thay đổi nhiều về mặt nội dung, bố cục, tuy nhiên cốt lõi ý tưởng không thay đổi
- Lắp ráp nhiều nội dung bởi những nguồn khác nhau thành bài viết hoàn chỉnh của mình.
Xem thêm: Ảo ma canada là gì? Cụm từ gây Lú: ‘ảo ma Canada’ bắt nguồn từ đâu
Hướng dẫn tránh đạo văn hiệu quả bạn nên biết
Tìm hiểu kỹ về vấn đề muốn trình bày
Bạn nên tham khảo nhiều tài liệu để hiểu rõ về vấn đề mà mình muốn trình bày. Khi hiểu rõ vấn đề rồi thì hãy thực hiện chỉnh sửa lại theo đúng ý hiểu của mình bằng giọng văn của mình.
Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc bị quy chụp thành hành động lấy kiến thức của người khác.
Để đảm bảo được độ chính xác cao, bạn phải tìm hiểu từ những nguồn đáng tin cậy, sách báo chính thống thay vì những nguồn tràn lan trên Internet chưa được kiểm chứng.
Tham khảo đa dạng thông tin từ nhiều nguồn sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng dính đạo văn hơn thay vì việc chỉ tham khảo suy nhất 1 nguồn. Việc phụ thuộc 1 nguồn duy nhất sẽ khiến những câu văn bạn viết ra có nét giống nhau, giống cả bố cục và cách diễn đạt.
Dùng phần mềm check đạo văn
Kiểm tra đạo văn là gì? Đây là cách được dùng phổ biến hiện nay để kiểm tra xem bạn có bị mắc lỗi đạo văn hay không. Công cụ check đạo văn sẽ giúp bạn thấy được những phần nội dung bị trùng lặp. Bạn sẽ diễn đạt lại những phần này theo cách khác để loại bỏ lỗi này.

Diễn đạt với nhiều cách khác nhau
Việc làm này mặc dù mất thời gian nhưng rất có hiệu quả và loại bỏ bớt khả năng bị dính đạo văn. Bạn tham khảo nhiều tài liệu sau đó diễn đạt lại lần một, văn bản vẫn có thể có những nét giống, thực hiện lại lần 2 bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
Điều này vừa giúp tránh đạo văn lại vừa giúp mang lại khả năng linh hoạt trong cách diễn đạt. Áp dụng cách này nhiều lần bạn sẽ biết cách diễn đạt lại với chỉ một lần duy nhất trôi chảy mà không bị dính lỗi đạo văn.
Trích dẫn đoạn văn, ghi rõ nguồn tác giả
Với nội dung yêu cầu tính chính xác cao, tính học thuật lớn thì bạn không nên diễn đạt lại, thay vào đó bạn nên trích dẫn chúng. Trích dẫn chú ý giữ nguyên văn lời trích vào trong ngoặc kép.
Trích dẫn nên thực hiện ngay trong quá trình viết bài, tránh để đến cuối cùng mới chèn trích dẫn sẽ khiến cho bạn bị bỏ lỡ mất một vài đoạn do không chú ý, dẫn tới việc dính lỗi đạo văn không cố ý.
Nêu tác giả của ý tưởng đó
Nếu nhưng với những nội dung không thể trích dẫn có ý tưởng lập luận rất hay của tác giả nào đó mà bạn muốn đưa ra, có thể chọn lựa cách nêu tên tác giả đó. Từ đó dựa vào ý tưởng này để tiếp tục triển khai bài viết theo hướng mà bạn muốn.

Việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng quyền tác giả vừa cho thấy khả năng học hỏi, tìm hiểu, lập luận của bản thân người viết mà không hề bị mắc lỗi đạo văn.
Xem thêm: Sống ảo là gì? Tác hại, biểu hiện của giới trẻ đang sống ảo hiện nay
Bổ sung đóng góp trí tuệ của bản thân
Cùng với việc dùng lại các nghiên cứu, trí tuệ của người khác, bạn cũng nên cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách đóng góp chất xám của bản thân vào. Thêm các nghiên cứu để bài viết của mình được sâu sắc hơn.
Hay bạn chỉ đồng ý 1 phần với ý tưởng của tác giả, bạn cũng có thể phản đối chúng nhằm thể hiện sự đánh giá, phân tích của mình là hoàn toàn khác biệt, không bị trùng lặp.
Có thể thấy thực tế có rất nhiều cách giúp tránh đạo văn, nhưng cách hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng là phải thực sự hiểu vấn đề, từ đó phát triển chúng theo suy nghĩ, đánh giá của mình. Bài viết có màu sắc, dấu ấn cá nhân sẽ được đánh giá cao mà không cần phải lo lỗi đạo văn nếu bạn tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trích dẫn.
Bài viết trên đây của chúng tôi chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi đạo văn là gì, cũng như những cách để tránh đạo văn hiệu quả. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm để tránh bản thân trở thành người đạo văn nhé!