Đĩa than là gì? Tại sao lại gọi là đĩa than và cơ chế hoạt động

Chú ý về cách lắp đặt đĩa than

Đĩa than là gì? Cùng với ᴠiệᴄ nghe nhạᴄ bằng nguồn âm thanh ѕố hiện đại, đơn giản, tiện dụng như hiện nay, thì ngượᴄ lại nguồn âm analog từ đĩa than ᴠẫn уêu ᴄầu ѕự ᴄhau ᴄhuốt, tỉ mỉ trong ᴄáᴄh ѕử dụng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về đĩa than thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay bài viết sau đây!

Đĩa than là gì?

Đĩa than hay còn gọi là mâm than, đây là dụng cụ tạo ra âm thanh được nhiều người sử dụng. Đĩa than là cách tiếp cận, khai tháᴄ ᴄhất âm ᴄhân thựᴄ, tự nhiên, mộᴄ mạᴄ từ nguồn âm hoài ᴄổ được nhiều người yêu nhạc thích thú. 

Hiện có 2 loại mâm cơ bản nhất là: dẫn truyền tự động (direct-drive) và dẫn truyền bằng dây (curoa, tức belt-drive). 

Mặt mâm nơi đặt đĩa còn được gọi là platter. Nhờ dẫn truyền tự động, tấm platter có một trục mô tơ bên dưới chuyển động giúp cho cả tấm xoay tròn. Vì là mô tơ tự động, cho nên tốc độ quay của platter vô cùng ổn định, có thể điều chỉnh thông qua các nút bấm dọc. 

Đĩa than là gì?
Đĩa than là gì?

Tuy nhiên, việc sửa chữa mô tơ khi có vấn đề khá phức tạp. Ngược lại, belt-drive dùng mô tơ ở góc mâm, bên ngoài tấm platter, dùng dây curoa để xoay. Do trục mô-tơ nằm ở xa kim hơn, vì thế mà có khả năng gần như loại bỏ nguy cơ làm rung kim trong quá trình chuyển động, bên cạnh đó việc sửa chữa cũng dễ dàng hơn. 

Trên thực tế việc chọn loại mâm nào không quá quan trọng. Với nhu cầu nghe như hiện nay thì cả 2 loại đều đảm bảo được nhu cầu sử dụng.

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của đĩa than

Mâm đĩa than là một loại đầu phát được thiết kế chuyên dụng cho nguồn nhạc analog từ đĩa than (có thể là đĩa vinyl, đĩa nhựa, đĩa LP), đảm nhiệm vai trò đọc dữ liệu âm thanh lưu trữ trên các rãnh ghi của đĩa.

Từ đó giúp chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện, trước khi gửi tới phono và khuếch đại. Mâm đĩa bao gồm platter (thớt đĩa chính) nối với cây trụ (shaft) nằm trong một ổ xoay. Trụ và platter xoay trên một bạc đạn (bearing) nằm dưới đáy trụ, tiếp xúc với ổ. Hai thành phần này được xoay nhờ vào motor hoặc dây cu-roa (belt) và phần vỏ máy (plinth). Đối với 1 chiếc đĩa than thì đây là 3 thành phần chính không thể thiếu.

Kết cấu của máy chơi đĩa than

Kết cấu thông thường của một chiếc máy quay đĩa than gồm có: 

  • Phần đầu đọc (phonocatridge)
  • Tay cơ (tonearm) 
  • Phần quay đĩa gồm mô-tơ 
  • Mâm quay.

HIện có 2 loại đầu đọc thông dụng là:

  • Nam châm động hay còn gọi là MM (Moving Magnet): loại này được dùng phổ biến với giá thành rẻ 
  • Cuộn dây động hay còn gọi là loại MC (Moving Coil): đầu đọc MC cho âm thanh ra tốt hơn, tuy nhiên giá thành đắt hơn so với loại trên.
Đầu đĩa than là gì?
Đầu đĩa than là gì?

Trong công nghệ sản xuất các linh kiện âm thanh, phonocatridge được chế tạo cầu kỳ hơn cả, bởi chúng được làm theo lối thủ công, việc quấn dây yêu cầu người thợ phải khéo léo và tinh tường. Cho nên chúng có giá thành khá đắt, MM loại rẻ nhất có giá khoảng 30-40 USD, loại đắt nhất có thể lên tới 7.000-8.000 USD một chiếc.

CÙng với đầu đọc, bộ cơ đĩa than cũng góp phần vào độ ổn định, cũng như chất lượng chung khi đọc đĩa. Bộ cơ bao gồm hệ thống mâm quay (turntable) và tay cơ (tonearm). 

Một bộ cơ khoẻ, chắc chắn là cơ sở giúp cho âm thanh ổn định, tránh tình trạng rung khi vận hành. Cho nên bộ cơ đắt tiền thường rất to và nặng. Để làm quay mâm đĩa, nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại mô-tơ với các truyền động khác nhau, trong đó, mô-tơ servo quay trực tiếp mâm đĩa (loại cơ direct drive) được sử dụng nhiều nhất.

Việc truyền động qua dây curoa giúp giảm thiểu độ rung khi quay của mô-tơ, giúp chống ồn và nâng cao chất lượng âm thanh, giúp âm thanh đọc ra rất hoàn hảo.

Thường thì bộ cơ rẻ nhất có giá khoảng 100-200 USD, bộ cao cấp có giá khoảng 5.000-8.000 USD, có bộ còn có giá thành lên tới 10.000-20.000 USD.

Những chú ý khi chơi đĩa than

Để đảm bảo việc nghe đĩa than hay và lâu bề, bạn nên chú ý những điểm cơ bản sau đây:

Bảo quản đĩa cẩn thận

Đĩa than rất khó bảo quản, dễ cong vênh khi nhiệt độ cao, lại dễ bị trầy xước và bám bụi. Vết xước, hạt bụi bám trên mặt đĩa sẽ ma sát với đầu kim, tạo nên các tiếng lạo xạo hoặc nổ lộp bộp khiến cho chất lượng âm thanh bị giảm đi.

Chú ý bảo quản đĩa than cẩn thận
Chú ý bảo quản đĩa than cẩn thận

Nếu như bạn muốn tránh hiện tượng này, hãy bảo quản đĩa cẩn thận ở những nơi có nhiệt độ vừa phải, không quá 35oC, xếp đĩa theo chiều thẳng đứng. Chú ý lấy đĩa ra chỉ cầm vào phần vỏ mép đĩa hoặc tâm đĩa.

Chú ý mỗi khi nghe xong phải bỏ đĩa ngay vào túi nilon hay hộp kín để tránh bám bụi.

Chú ý chỉnh đối trọng

Máy quay đĩa thường có vật đối trọng ở cuối tay cơ (tonearm), tùy vào trọng lượng của từng loại đầu đọc để bạn có thể điều chỉnh đối trọng sao cho phù hợp nhằm giúp cho âm thanh được rõ ràng, kim không bị trượt, cũng như không tỳ quá nặng lên bề mặt đĩa. 

Trọng lượng của đầu đọc, cùng mức chỉnh đối trọng đều được các hãng sản xuất khuyến nghị, cho kèm theo hộp đựng đầu đọc (khi mua mới). Nếu như mất thông số này những bạn chơi lâu năm có thể điều chỉnh theo kinh nghiệm.

Xem thêm >>> Cfo là gì? Những điều cần biết để trở thành một chuyên gia tài chính!

Lắp đặt đúng

Loại cartridge MM có mức tín hiệu ra lớn hơn loại MC rất nhiều lần, vì thế cho nên khi nối máy vào với đường phono ở ampli, bạn cần đấu đúng để đảm bảo chất lượng âm thanh, độ khuếch đại sao cho cần thiết. 

Chú ý về cách lắp đặt đĩa than
Chú ý về cách lắp đặt đĩa than

Bộ khuếch đại tín hiệu phono có độ nhạy rất cao, tín hiệu từ cartridge lại có biên độ rất nhỏ. Để tránh không gặp phải tiếng ù 50Hz can nhiễu, bạn chú ý nối dây tiếp mát từ máy quay đĩa vào cọc mát trên ampli. Nếu như cần thiết thì phải làm một dây nối đất chung với cả hệ thống âm thanh.

Xem thêm >>> Kim tứ đồ là gì? Bí quyết để trở thành người tự do tài chính

Chú ý bề mặt đặt máy 

Máy quay đĩa khi dùng nên để trên một mặt phẳng, trên mặt bàn chắc chắn hoặc để tránh các rung động mạnh. Thường thì trên các loại cao cấp sẽ có bố trí hệ thống giảm rung (anti vibration system) ở các chân máy nhằm giúp triệt tiêu các rung động do âm thanh phát ra từ loa trầm hay chân người đi lại.

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn đĩa than là gì, cũng như những điều cơ bản về dòng đĩa này. Đừng quên theo dõi maychasandon.com của chúng tôi để liên tục cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *