Feedback là gì? Một từ ngữ khá quen thuộc mà bất kỳ ai đang hoạt động kinh doanh buôn bán, đặc biệt là những người kinh doanh online đều biết đến. Tuy nhiên, đối với những người buôn bán truyền thống chắc hẳn sẽ không biết rõ về nó. Hãy cùng maychasandon.com tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Feedback là gì?
Feedback được dịch ra từ tiếng Anh có nghĩa là thông tin phản hồi của những người sử dụng dịch vụ tới người cung cấp dịch vụ. Đa phần những thông tin feedback được gửi qua nhiều hình thức khác nhau như email, tin nhắn, bình luận,…trên các công cụ trực tuyến khác nhau.
Thường thì nội dung feedback sẽ giải đáp được những thắc mắc, nghi vấn của người dùng về một dịch vụ kinh doanh nào đó như: liệu sản phẩm đó có tốt hay không, thái độ làm việc của nhân viên như thế nào,…. Từ những feedback này mà người chủ kinh doanh sẽ nhận ra tình hình hiện tại của mình mà đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.

Ngày nay, mạng internet đã phủ sóng toàn bộ người dùng, tất cả những phản hồi tiêu cực về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng ẩn chứa mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với sự phát triển của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Nhưng bên cạnh đó, những feedback tốt cũng sẽ góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc những người bán hàng nhỏ lẻ.
Feedback trên facebook là gì?
Feedback trên trang facebook thường gắn với việc mua bán hàng hóa online.
Đó là những nhận xét, đánh giá của người dùng về một dịch vụ hay một sản phẩm bất kỳ được đăng bán trên facebook mà người đó đã trải nghiệm. Ở một khía cạnh nào đó, feedback cũng mang ý nghĩa tương tự như review.
Chúng ta có thể bắt gặp những lời feedback này ở bất kỳ đâu trên facebook, nó có dạng như:
Chị nhớ feedback cho em nhé! Chụp feedback lại sản phẩm và gửi đánh giá sẽ nhận được voucher hấp dẫn,….
Từ đó mà khái niệm chụp ảnh feedback là gì hay chụp feedback là gì được sinh ra. Nó dùng để chỉ hành động người dùng chụp ảnh thật hoặc quay video thật, gửi lại cho người cung cấp dịch vụ hoặc đăng tải trên mạng xã hội.
Với những feedback tích cực, người cung cấp dịch vụ sẽ đưa lên bài bán hàng để thu hút những khách hàng mới tin tưởng vào sản phẩm của mình. Và đồng thời, đây chính là những thông tin hữu ích nhất mà người dùng đang tìm kiếm, giúp họ chọn lọc và lựa chọn những nơi cung cấp uy tín.

Bản chất của feedback
Bất cứ ai cũng có cơ hội được nói lên sự thật về sản phẩm và dịch vụ, miễn là đảm bảo được những quy tắc trong việc sử dụng internet. Nếu để đánh giá feedback tốt hay xấu thì rất khó bởi mỗi người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
Một vấn đề đơn giản đó là khi bạn mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó mà không đúng như quảng cáo, không xứng đáng với chi phí bạn bỏ ra, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tức giận. Ngay lập tức, bạn chụp feedback lại sản phẩm và đặt công khai trên internet hoặc ngay tại bài viết của người bán hàng.
Lúc này, dòng feedback của bạn chính là tin xấu đối với người bán và là tin tức hữu ích đối với những người khác đang có ý định mua hàng.

Do đó, feedback được nhận định là con dao hai lưỡi đối với những người cung cấp dịch vụ. Đồng thời nó cũng khẳng định một điều rằng, những nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt sẽ ngày càng phát triển và khẳng định tên tuổi của mình trong tương lai. Và ngược lại những nơi kinh doanh, buôn bán sản phẩm kém chất lượng sẽ sớm bị loại bỏ.
Vai trò của feedback từ khách hàng
Feedback là công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng
Bên cạnh những feedback chủ động từ người mua hàng, hiện nay, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã và đang chủ động triển khai những chiến dịch điều tra, khảo sát chất lượng sản phẩm của mình từ khách hàng. Đó chính là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để cải thiện được dịch vụ của mình và tạo được danh sách khách hàng tiềm năng.
Feedback giúp nâng cao quyền lợi của khách hàng
Trong thời buổi cạnh tranh ác liệt như hiện nay, việc lấy được những đánh giá tốt từ khách là điều thực sự quan trọng. Và cũng nhờ đó, những ý kiến của khách hàng sẽ được nâng cao hơn, trở nên thiết thực hơn và có ý nghĩa hơn.
Đây cũng là một trong những nghệ thuật chăm sóc khách hàng phổ biến nhất hiện nay. Nếu người sử dụng dịch vụ cảm thấy tốt, họ sẽ giới thiệu tới những bạn bè, người thân, từ đó mang về số lượng khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp.
Nghệ thuật xây dựng feedback tích cực từ khách hàng
Dường như đây là mối quan tâm hầu hết của các doanh nghiệp khi muốn xây dựng tên tuổi của mình.Tuy nhiên làm cách nào để kéo được khách hàng đưa ra những feedback tích cực thì yếu tố quan trọng nhất mà những doanh nghiệp phải đáp ứng được đó là chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Khi chúng ta giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hãy đảm bảo rằng thông tin phải chính xác. Đừng nên dùng những từ ngữ phóng đại để thần thánh hóa tác dụng sản phẩm. Hãy giới thiệu nó một cách chân thực nhất, đánh vào nhu cầu của khách hàng khi tìm đến sản phẩm này. Chỉ có như vậy thì những lời tiếp thị của bạn mới có tính chuyển đổi cao
Ngoài những yếu tố trên thì những nhà đầu tư kinh doanh cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu xu hướng của khách hàng hiện tại, giá cả và cách thức kinh doanh từ những đối thủ của mình. Những việc này sẽ giúp cho các bạn đưa ra được những phương án tối ưu và phù hợp nhất với tình hình kinh doanh hiện tại và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.
Chỉ có như vậy thì những feedback tốt từ khách hàng mới phát huy được hết công dụng của nó và những khách hàng mới cũng sẵn lòng đưa ra feedback có tâm cho bạn.
Phải làm gì khi nhận được những feedback tiêu cực?
Cảm ơn khách hàng đã gửi feedback
Việc gửi lời cảm ơn này thể hiện sự tôn trọng mà bạn dành cho họ, cũng như thể hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của bạn. Cách phản hồi phổ biến và phù hợp nhất trong trường hợp này đó là: “Cảm ơn khách hàng đã để lại phản hồi cho sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi rất tiếc vì đem đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng”
Giải đáp trực tiếp về vấn đề khách hàng gặp phải
Khi giải đáp cho khách hàng về vấn đề hoặc sự cố không mong muốn, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề đó nằm ở đâu, đồng thời đưa ra phương án khắc phục sớm nhất.
Câu trả lời cần đánh đúng vào vấn đề, đảm bảo tính trung thực và giải quyết được hoàn toàn vấn đề đó. Dù khách hàng không đánh giá cao về chất lượng nhưng họ cũng sẽ không làm khó bạn, thay vào đó sẽ hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn hơn.
Mời người dùng feedback lại sản phẩm
Sau khi giải quyết xong vấn đề, bạn có thể thuyết phục người dùng đánh giá lại và hướng họ vào sử dụng lại sản phẩm/dịch vụ của mình trong lần tới. Bạn có thể trao đổi với khách hàng như sau: “Nếu có dịp sử dụng lại sản phẩm này, chắc chắn quý khách sẽ cảm thấy hoàn toàn hài lòng về sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách”
Internet có tính lan truyền rất nhanh, bất kỳ một feedback nào không tốt cũng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của bạn. Do đó những người cung cấp dịch vụ cần hiểu sâu hơn về feedback, cũng như chuyên nghiệp hơn khi xử lý những feedback tiêu cực. Điều này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng cũng như chất lượng của doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm >>> Drama nghĩa là gì? Nghĩa của từ Drama trên Facebook nói về ai?