Founder là gì? So sánh giữa founder và co-founder

Sự khác biệt cơ bản giữa Founder và Co-Founder là gì?

Đối với những người kinh doanh và khởi nghiệp chắc chắn sẽ hiểu rõ được Founder là gì. Tuy nhiên đối với những người “ngoại đạo” thì khái niệm này vẫn còn khá xa lạ. Cùng tìm hiểu chi tiết founder cũng như co founder là gì trong bài viết sau đây mà maychasandon.com chia sẻ!

Founder là gì?

Founder là người sáng lập, là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đối với một dự án. Nói cách khác, Founder chính là người biến dự án từ tưởng trở thành hiện thực. Thường thì các Founder sẽ chịu trách nhiệm cho việc thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Founder là gì?
Founder là gì?

Rất nhiều gương mặt Founder hiện nay để chúng ta có thể học hỏi như: Mark Zuckerberg với Facebook; Steve Jobs với Apple; Jeff Bezos với Amazon hay Elon Musk với SpaceX/Tesla,… 

Co-founder nghĩa là gì?

Co founder có nghĩa là một doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp với 2 thành viên với vị trí ngang hàng nhau.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì cofounder là nhà đồng sáng lập. Người này có thể xuất hiện cùng lúc với nhà sáng lập hoặc tham gia dự án khởi nghiệp với vị trí nào đó. Cũng có thể sau một thời gian ceo founder mới tìm thấy Co-Founder của mình.

Ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy: Sergey Brin và Larry Page là hai nhà đồng sáng lập ra Google, họ chính là Co-Founder của Google.

Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà các thành viên sẽ những thỏa thuận nhằm phân chia lợi nhuận, quyền lợi,… khác nhau.

Đặc điểm của các Founder

Họ là những người có niềm đam mê mạnh mẽ

Các Founder hầu hết đều có ý chí lớn để nhằm giúp phát triển công ty. Các Founder luôn không ngừng học hỏi nhằm để trải nghiệm. Điều này đã giúp họ có được nhiều kiến thức, từ đó lên kế hoạch để thực hiện hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình. 

Founder có những đặc điểm nào?
Founder có những đặc điểm nào?

Họ là những người cực quyết đoán

Trở thành một Founder đồng nghĩa với việc họ cần phải có khả năng lãnh đạo tốt. Cụ thể các Founder cần phải vô cùng quyết đoán. Người thành công luôn biết cách để nắm bắt được những cơ hội, điều mà những kẻ nhút nhát và thiếu ý chí không thể làm được. 

Hơn nữa, trong quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ phải trải qua không ít khó khăn, rủi ro. Sự quyết đoán sẽ giúp họ có được những quyết định sáng suốt, từ đó để doanh nghiệp vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp.

Linh hoạt trong mọi việc

Những Founder thành công luôn rất biết nhìn vào thực tế, họ thay đổi các kế hoạch một cách linh hoạt, biết cân bằng mọi thứ. Đây là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng mà mỗi một Founder cần có.

Bạn cần biết học cách thay đổi để thích nghi nhằm mang tới những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Có nhiều mối quan hệ 

Mối quan hệ chính là tài sản quý giá của các Founder. Họ đều thích giao lưu, học hỏi những người đã thành công hoặc những người có ý chí giống mình.

Việc thiết lập mối quan hệ với nhiều người sẽ giúp Founder biết thêm nhiều kiến thức. Từ đó họ tìm được những người hỗ trợ đắc lực sau này cho mình.

Cách để trở thành một Founder?

Bắt đầu làm việc tại các công ty start-up

Đây là cách để giúp bạn có những trải nghiệm trong việc vận hành công ty tư nhân. Làm việc tại những công ty start-up chính là cơ hội để bạn học hỏi được các doanh nhân dẫn dắt hoạt động, điều hướng công ty. Cũng như cách mà họ xử lý rủi ro và khủng hoảng như thế nào.

Làm sao để trở thành một Founder thực thụ
Làm sao để trở thành một Founder thực thụ

Vì startup thường là những công ty có quy mô nhỏ và ít người, bạn có thể được làm việc trực tiếp với Founder và học hỏi nhiều điều quý giá từ những người này.

Thường xuyên tham dự những sự kiện về khởi nghiệp

Việc tham dự các sự kiện về khởi nghiệp vô cùng giá trị. Tại những buổi chia sẻ này bạn sẽ được gặp gỡ với các chuyên gia, cố vấn, được tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm của họ.

Tại đây bạn cũng sẽ tìm được cho mình những người bạn cùng chí hướng, đam mê. Từ đó, xây dựng được một mạng lưới hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình sau này.

Luôn theo dõi tin tức đa kênh 

Thường xuyên đọc, theo dõi là cách nhanh nhất để các Founder bắt kịp xu hướng mới. Chính điều này giúp cung cấp cho bạn những cái nhìn xa, rộng và linh hoạt trong việc thay đổi sao cho hợp xu hướng nhất. 

Qua đó, giúp bạn tạo nên sự khác biệt rõ rệt với những công ty đối thủ. 

Sự khác nhau cơ bản giữa Founder và co-founder là gì?

Chúng ta đã có thể hiểu rõ được về Founder và Co-Founder là gì, chúng khác nhau như thế nào? Nhưng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên có thể thấy, Founder chính là người giúp đưa ra ý tưởng, định hướng và dẫn dắt, cũng như vận hành công ty của mình. 

Sự khác biệt cơ bản giữa Founder và Co-Founder là gì?
Sự khác biệt cơ bản giữa Founder và Co-Founder là gì?

Trong khi đó, Co-Founder lại là người hỗ trợ các Founder thực hiện tốt quá trình này nhưng không lên ý tưởng, định hướng ngay từ đầu. 

Xem thêm >>> Ceo là gì? Tìm hiểu về công việc của một CEO

Có thể thấy các Founder chịu trách nhiệm lớn hơn trong vận hành doanh nghiệp. Họ là người nắm quyền cao nhất và đưa ra những quyết định để công ty đi vào hoạt động. Bên cạnh đó họ cũng đưa ra những kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Co-Founder mặc dù không lên ý tưởng và định hướng cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Nhưng họ sử dụng năng lực, kiến thức của mình và tham mưu, đề xuất ý kiến có lợi nhất đối với doanh nghiệp. Những người này cũng không có quyền quyết như Founder. 

Qua bài viết trên chúng ta đã có thể hiểu được founder là gì, cũng như cách để có thể trở thành một Founder thực thụ. Nếu bạn đang định hướng cho mình đường đi này thì việc trau dồi kiến thức là rất cần thiết. Chúc các bạn có thể thành công với những dự định và dự án sắp tới của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *