Giáng sinh (Noel) là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của nó

Cây thông Noel - biểu tượng của ngày lễ Giáng Sinh

Giáng Sinh dường như đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu mỗi dịp cuối năm trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Mặc dù nó là một ngày lễ của đạo Công giáo nhưng được tất cả mọi người đón nhận. Dưới đây, maychasandon.com xin giới thiệu đến bạn đọc ngày Noel là ngày gì và nguồn gốc ý nghĩa của nó. 

Ngày Giáng Sinh là ngày gì?

Không ít người vẫn còn chưa biết Giáng Sinh là gì, nhất là những người không theo đạo. Giáng Sinh hay còn được biết đến với cái tên khác như lễ Noel, lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Christmas,…

Tìm hiểu về ngày lễ Giáng Sinh của đạo Kitô giáo
Tìm hiểu về ngày lễ Giáng Sinh của đạo Kitô giáo

Tên gọi Noel xuất phát từ tiếng Latinh, có nghĩa là ngày sinh. Cũng có ý kiến cho rằng, cái tên Noel có nguồn gốc từ danh hiệu Emmanuel, trong tiếng Hebrew có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ra. 

Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi nhiều nhất với cái tên Christmas. Trong đó, Christ là tước hiệu của Chúa Jesus, còn chữ Mas lại mang nghĩa là thánh lễ. Từ đó, Christmas theo nghĩa chiết tự là ngày lễ của Đức Kitô. 

Đây là ngày lễ quan trọng nhất của các tín đồ Kitô giáo để kỷ niệm ngày CHúa Jesus ra đời. Tương tự như Tết Nguyên Đán của chúng ta thì Giáng Sinh được gọi là ngày Tết của những người bên đạo Công giáo.

Giáng Sinh được tổ chức vào đêm 24 và rạng sáng ngày 25 tháng 12. Theo đạo Kito giáo, ngày 24 là lễ vọng còn Noel chính thức sẽ là ngày 25. Người Do Thái tin rằng, hoàng hôn mới là thời khắc bắt đầu cho một ngày mới chứ không phải bình minh. Bởi vậy mà nhiều hoạt động đều được tổ chức vào ngày 24 tháng 12.

Tại Việt Nam, người dân thường đổ ra đường để tham gia các hoạt động chúc mừng Chúa Jesus chào đời vào tối ngày 24.

Xem thêm >>> Lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel ý nghĩa, hay nhất

Lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu?

Ai cũng biết Giáng Sinh chính là ngày Chúa Jesus chào đời nhưng lại chưa biết được cận tường của nguồn gốc câu chuyện. 

Theo những người theo đạo Kitô giáo, lễ Giáng Sinh là một ngày kỉ niệm Chúa sinh ra đời. Họ luôn tin rằng Chúa Giêsu được sinh ra ở Bethlehem xứ Judea tại nước Do Thái, lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm thứ 7 TCN và năm thứ 2 TCN. 

Mặc dù không biết rõ chính xác ngày tháng chào đời của Chúa Jesus nhưng đối với Kitô giáo, niềm tin rằng Chúa đến thế gian mang hình hài của con người để cứu chuộc những tội lỗi của nhân loại.

Thời kỳ giáo hội Cơ đốc sơ khai, lễ Noel tổ chức chung với lễ Hiền linh. Họ không ăn mừng lễ sinh nhật vì họ cho rằng đó mới là thói quen của dân ngoại đạo. Bởi lẽ đó mà họ đã không ăn mừng lễ Thánh Đức Giáng Sinh trong suốt 3 thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên.

Đến thế kỷ thứ IV, những người trong Cơ đốc giáo mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ Giáng Sinh hàng năm nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện vì thời điểm đó, Cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là hợp pháp.

Nhân dịp người La Mã mở lễ cảm tạ Thần Mặt Trời đã đem ánh sáng đến cho nhân loại vào ngày 25 tháng 12, những người Cơ đốc đã bí mật tổ chức lễ Giáng Sinh, để cảm ơn Chúa đã mang sự sống đến cho nhân loại . Nhờ vậy mà lễ Giáng Sinh vừa được tổ chức lại không bị ai phát hiện. 

Lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ ngày Chúa Jesus ra đời
Lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ ngày Chúa Jesus ra đời

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ thần giáo và theo đạo Cơ đốc. Ông đã ban lệnh huỷ bỏ ngày lễ tế Thần Mặt Trời và thay vào đó là mừng sinh nhật của Chúa Giêsu. Năm 354, Giáo hoàng Liberus đã chính thức công nhận ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng Sinh.

Trong nhiều thế kỷ sau đó, những nhà học giả đã bắt đầu đề xuất những cách giải thích có cơ sở hơn. Mở đầu là Issac Newton cho rằng lễ Giáng Sinh được lựa chọn là ngày Đông chí ở Bắc bán cầu, mà ngày đó lại rơi vào ngày 25/12.

Năm 1743, xuất hiện một suy đoán khác từ ông Paul Ernst Jablonski người Đức. Ông cho rằng lễ Giáng Sinh được chọn vào ngày 25/12 là bởi nó tương ứng với ngày lễ Thần Mặt Trời của người La Mã. Nói một cách khác đó chính là hành động ngoại giáo là tha hoá giáo hội chủ đích. 

Nhưng đến năm 1889, một học giả người Pháp đã phản bác suy luận của Paul Ernst Jablonski và khẳng định ngày lễ Noel nên được chọn vào ngày 25/12 và nó không hề chịu bất kỳ ảnh hưởng của ngoại giáo nào.

Tuy nhiên, dù là cách giải thích của bất kỳ ai đi chăng nữa thì Noel cũng đã được cả thế giới thống nhất là ngày 25/12 và nó có sự liên quan mật thiết với sự ra đời của Chúa Jesus.

Ý nghĩa đêm Giáng Sinh trong tâm thức của người theo đạo Công giáo

Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, ngày Chúa giáng sinh còn là ngày để gia đình tụ tập, quây quần bên nhau, cùng nhau kể chuyện vui vẻ,…

Dần dần, ngày lễ Noel được đón nhận theo nhiều cách khác nhau. Có thể là cùng gia đình tụ tập, cũng có thể là cùng bạn bè tổ chức những bữa tiệc thú vị, trang trí rực rỡ với cây thông Noel và những món quà sặc sỡ màu sắc.

Noel đã dần dần trở thành ngày lễ kì diệu trong ký ức của những đứa trẻ nhỏ. Đây là ngày mà chúng mong chờ và hy vọng nhất khi được Ông Già Noel ghé thăm vào ban cho những phép màu kỳ diệu. 

Ngày lễ Giáng Sinh mang thông điệp của sự hoà bình: Vinh danh Thượng Để 

trên cao – Bình an cho người dưới thế.

Những biểu tượng trong ngày lễ Giáng Sinh

Chắc chắn những biểu tượng cho ngày lễ Noel đã quá quen thuộc với mọi người như cây thông Noel, vòng lá, hang đá,…Bạn đã biết ý nghĩa của nó là gì hay chưa? Hãy theo dõi ngay những lý giải của chúng tôi ngay phần dưới đây!

Vòng lá mùa Vọng 

Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn được kết bằng cành lá xanh, thường được đặt trên bàn, treo trên tường hoặc trước cửa nhà để mọi người trông thấy trong 4 tuần mùa lá Vọng. 

Vòng lá mùa Vọng đặt bàn với 4 cây nến ở trên
Vòng lá mùa Vọng đặt bàn với 4 cây nến ở trên

Trên vòng lá mùa Vọng đặt trên bàn có đặt 4 cây nến bào gồm 3 cây màu tím – màu của lá Vọng, cây thứ tư là màu hồng – màu của Chủ Nhật thứ 3 trong mùa Vọng. Cứ mỗi tuần mùa Vọng qua đi sẽ đốt 1 cây nến . Tục lệ này bắt nguồn từ các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng. Cứ mỗi ngày trôi qua gần đến Giáng Sinh, mọi người sẽ đốt thêm một cây nến như cách để thể hiện sự mong đợi để chào đón ngày lễ này. 

Vòng lá mùa Vọng có hình tròn thể hiện sự sống vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, là tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Màu xanh của lá VỌng là sự hy vọng về đấng cứu thế, giải thoát con người khỏi bể khổ. 

Ở phương Tây, thường có thêm một cuốn lịch mùa Vọng, là một cuốn lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày trước khi lễ Giáng Sinh bắt đầu.

Hang đá và máng cỏ

Thông thường vào mùa Giáng Sinh đến gần, người ta hay dựng một hang đá nhỏ với máng cỏ bên trong. Chất liệu để làm nền hang đá chủ yếu bằng gỗ hoặc giấy. Bên trong hang đá là những bức tượng chúa Jesus, Mẹ Maria, Thánh Juse, thiên sứ, mục đồng cùng các loài gia súc như bò lừa. 

Hang đá và máng cỏ - nơi Chúa Jesus được sinh ra đời
Hang đá và máng cỏ – nơi Chúa Jesus được sinh ra đời

Đây chính là hình ảnh khắc họa lại thời khắc Chúa Jesus chào đời trong máng cỏ. Thêm vào đó, bên trên của hang thường có gắn một ngôi sao như một vật chỉ đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng Sinh.

Ông Già Noel 

Ông Già Noel hay còn gọi là Thánh Nicholas là một người theo đạo rất hào phóng và hiền hậu. Ông còn là người bảo trợ cho các thuỷ thủ và đặc biệt là tình yêu thương vô bờ bến dành tặng cho lũ trẻ nhỏ. 

Truyền thuyết Ông Già Noel cưỡi tuần lộc đi phát quà cho trẻ nhỏ
Truyền thuyết Ông Già Noel cưỡi tuần lộc đi phát quà cho trẻ nhỏ

Theo truyền thuyết, Ông Già Noel thường cưỡi xe tuần lộc bay trên trời, vác theo một bao quà đến từng nhà để phát cho những em nhỏ khi chúng đang say gấc. Bắt đầu từ thế kỷ 16, trẻ em tại Hà Lan đã để những đôi giày, đôi ủng của chúng bên cạnh lò sưởi, ngay dưới ống khói trong nhà để hy vọng Ông Già Noel sẽ đến và tặng cho chúng những món quà mà chúng mong ước. 

Từ đó, hành động này được lan truyền khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả trẻ em đều treo những chiếc tất trên cửa sổ đầu giường hoặc để những đôi giày của mình trước cửa với mong ước sẽ nhận được những món quà bất ngờ. 

Thiệp Giáng Sinh 

Thói quen tặng thiệp nhân ngày Giáng Sinh xuất hiện cách đây khá lâu, khoảng từ năm 1843 bởi một thương gia người Anh tên là Henry Cole. Ông đã nhờ một hoạ sĩ thiết kế cho mình một tấm thiệp thật đẹp, thật ý nghĩa để tặng cho bạn bè và người thân của mình. 

Thiệp Giáng Sinh với những lời chúc vô cùng ý nghĩa
Thiệp Giáng Sinh với những lời chúc vô cùng ý nghĩa

Vào đúng dịp Noel năm đó, chiếc thiệp Giáng Sinh đầu tiên được hình thành và ngay lập tức nó được phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi. Tấm thiệp này ngay sau khi vừa được hoàn thành đã được in ra 1000 bản, từ đó, mọi người đã sử dụng những tấm thiệp này như món quà dành tặng nhau ngày Giáng Sinh. 

Cây thông Noel

Cây thông được chọn là loài cây biểu tượng cho sự may mắn và vĩnh cửu của người Kitô giáo. Bởi cây thông vẫn giữ được màu lá xanh mướt, kể cả khi đông đến, thể hiện cho niềm hy vọng và sức sống mãnh liệt trong lễ hội đón chào năm mới. 

Cây thông Noel - biểu tượng của ngày lễ Giáng Sinh
Cây thông Noel – biểu tượng của ngày lễ Giáng Sinh

Cứ vào dịp Noel, người ta thường chuẩn bị một cây thông để đặt trong nhà và trang trí thêm các đồ vật như ngôi sao, quả cầu tuyết, các dải kim tuyến óng ánh, những dây đèn nhấp nháy khiến cho cây thông trở nên nổi bật hơn hẳn. 

Những món quà Giáng Sinh 

Những món quà Giáng Sinh là biểu tượng cho tình yêu dành tặng cho người thân, gia đình, bạn bè. Khi Chúa Jesus cất tiếng khóc đầu tiên trong một chiếc máng cỏ, ba nhà thông thái từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang theo 3 món quà quý giá khác nhau, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. 

Vàng có ý tôn Jesus lên làm vua, nhũ hương để tuyên xưng Ngài là Thiên chúa còn mộc dược tiên báo cho những khổ nạn và cái chết của Jesus để đổi lấy toàn bộ sự sống cho nhân loại. 

Bên cạnh đó cũng có một câu chuyện khác về việc tặng quà nhân dịp Noel. Tương truyền nhà nọ có 3 cô con gái đã đến tuổi cập kê nhưng lại không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh nhà họ quá nghèo. Đức giám mục Myra thương xót cho số phận của họ nên đã ném những đồng tiền vàng qua ống khói nhà họ. 

Những đồng tiền vàng ấy lại rơi đúng vào những chiếc tất mà các cô treo lên để hong bên lò sưởi. Món quà này đến với họ thật quá bất ngờ, và họ cũng đã có cơ hội để thực hiện mong ước của mình. 

Truyền thống tặng quà nhân ngày Noel
Truyền thống tặng quà nhân ngày Noel

Câu chuyện này đã lan truyền khắp mọi nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn được tặng quà nên đã bắt chước các cô gái treo tất cạnh lò sưởi. 

Trẻ em là người hy vọng nhận quà nhiều nhất. Người thân trong gia đình cũng muốn dành tặng cho chúng những điều bất ngờ nên đã tặng cho chúng một món quà để mong chúng ngoan ngoãn. 

Chợ Giáng Sinh 

Đây là một hình thức chợ đường phố truyền thống được tổ chức vào đúng dịp Giáng Sinh, nhưng thường được tổ chức khoảng 1 tháng trước lễ Giáng Sinh. Chợ có nguồn gốc tại Đức và Đông Bắc nước Pháp, xuất hiện lần đầu tiên tiên từ cuối thời kỳ Trung Cổ.

Phiên chợ đêm Giáng Sinh vô cùng náo nhiệt, đông vui
Phiên chợ đêm Giáng Sinh vô cùng náo nhiệt, đông vui

Đến nay, chợ Giáng Sinh vẫn là nét văn hoá truyền thống đặc sắc của một số quốc gia như Đức, Áo, vùng Đông Bắc nước Pháp trong dịp Giáng Sinh và phổ biến thêm ở một vài quốc gia khác. 

Những món ăn truyền thống trong ngày lễ Noel 

Không chỉ có những món đồ tượng trưng cho Noel mà còn có cả những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa đặc biệt cho mùa Giáng Sinh này.

Gà nướng mật ong 

Gà nướng vàng ươm, thơm lừng, bóng bẩy sẽ là một món ăn thật tuyệt vời trong ngày lễ Giáng Sinh. Cả gia đình ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức thịt gà nướng, ăn kèm với rau sống và dưa leo, nâng ly để chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ. 

Bánh gato khúc cây 

Những chiếc bánh gato ngọt ngào, bên ngoài được phủ một lớp chocolate hình khúc cây là một ý tưởng không tồi trong dịp Giáng Sinh. Màu chocolate như màu của vỏ cây tự nhiên, phía trên rắc thêm chút đường bột và trang trí một vài hình Ông Già Noel càng làm tăng thêm không khí Giáng Sinh. 

Bánh gato khúc cây được phủ ngoài một lớp chocolate ngọt ngào
Bánh gato khúc cây được phủ ngoài một lớp chocolate ngọt ngào

Bánh quy gừng

Món bánh quy gừng làm rất đơn giản lại dễ ăn. Bánh giòn rụm, thơm ngon, được tạo hình khéo léo, dùng để nhâm nhi cùng trà trong những bữa tiệc nhỏ với người thân hoặc bạn bè.

Bánh cupcake

Bánh cupcake là món tráng miệng vô cùng xinh xắn, đáng yêu. Noel chắc chắn không thể nào bỏ qua những hình trang trí mang đậm nét Noel rồi. Đây là món bánh mà bất kỳ ai cũng đều ưa thích. Với phần bánh mềm, phân kem bên trên thơm, ngậy cùng màu sắc bắt mắt chắc chắn sẽ khiến bạn muốn ăn ngay mà thôi!

Bò Wellington

Bò Wellington là một món ăn sang trọng, cách chế biến cũng khá cầu kỳ. Phần vỏ ngoài được nướng giòn rụm, vàng ươm, thịt bò bên trong nướng vừa chín tới, vừa giữ được độ ẩm của thịt mà không hề khô cứng. 

Miếng thịt bò Wellington được bọc một lớp vỏ giòn rụm bên ngoài
Miếng thịt bò Wellington được bọc một lớp vỏ giòn rụm bên ngoài

Bánh Trifle

Trifle là một món bánh tráng miệng tuyệt vời, màu sắc bắt mắt và được sắp xếp xen kẽ các tầng. Màu đỏ của dâu hoặc hoa quả khác xen lẫn màu trắng của kem trứng béo ngậy tạo nên hương vị vô cùng tươi mát. 

Kẹo dẻo 

Đêm Giáng Sinh sẽ đặc biệt hơn bao giờ hết nếu bạn tự tay chuẩn bị những phần bánh kẹo với màu sắc bắt mắt để chiêu đãi mọi người. Những viên kẹo dẻo dai, đủ màu sắc, đủ hương vị sẽ khiến mọi người cực kỳ thích thú, nhất là những đứa trẻ nhỏ.

Những hoạt động tiêu biểu trong đêm Giáng Sinh tại Việt Nam 

Tương tự như người Nhật, dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng Giáng Sinh vẫn được coi là một ngày lễ chung. Các hoạt động Noel đa số đều được tổ chức vào tối ngày 24 đến hết ngày 25 tháng 12. Tuy nhiên, mọi người sẽ đi ra đường nhiều hơn vào ngày 24.

Trong những ngày này, trên khắp các nẻo đường người ta trang trí Noel khiến cho không khí Noel ngày càng tưng bừng, hân hoan. Dù có những người không theo đạo Công giáo nhưng họ vẫn muốn tham gia các hoạt động này cùng mọi người. 

Mọi người ra đường để chào đón ngày lễ Giáng Sinh vào đêm 24
Mọi người ra đường để chào đón ngày lễ Giáng Sinh vào đêm 24

Hòa chung không khí vui tươi của lễ Giáng Sinh, những cặp đôi, bạn bè, gia đình sẽ đưa nhau đi dạo phố, đến các nhà thờ để xem các buổi biểu diễn Công giáo,…Trẻ em lại có niềm vui riêng, đó là háo hức chờ đợi những món quà của Ông Già Noel, được bố mẹ cho đi chơi đó đây. 

Đặc biệt nhất là những người thuộc đạo Công giáo, họ chuẩn bị cực kỳ chu đáo vào ngày này. Không chỉ chuẩn bị thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình, họ còn tất bật chuẩn bị những tiết mục ca nhạc hội để biểu diễn vào đêm Noel. 

Những tiết mục ca nhạc này thường được tổ chức trước 12 giờ đêm ngày 24/12, đa số đều là những bài ca ca ngợi Chúa, cảm ơn chúa đã cứu vớt cuộc đời của mọi người. 

Đúng 0 giờ ngày 25/12, chuông nhà thờ vang lên, cũng là tiếng chuông báo hiệu thời khắc Chúa Jesus ra đời.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất về ngày Giáng Sinh mà chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về một ngày lễ trong năm. Chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ Noel rồi, maychasandon.com chúc bạn có một ngày lễ Giáng Sinh an lành, ấm áp bên gia đình và người thân!

Xem thêm >>> Lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel ý nghĩa, hay nhất 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *