Hai lực cân bằng là gì? Cách nhanh nhất để xác định hai lực cân bằng

Thế nào là lực cân bằng?

Tại sao một vật lại có thể đứng yên, đã bao giờ bạn cảm thấy băn khoăn về điều này hay chưa? Sở dĩ có được điều này là do vật chịu tác động của hai lực cân bằng. Vậy hai lực cân bằng là gì? làm thế nào để có thể xác định được hai lực cân bằng? Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi!

Lực là gì? làm sao để xác định phương, chiều, độ lớn của lực

Lực là gì?

Để hiểu rõ về hai lực cân bằng, trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào là lực. Ví dụ về lực sau đây sẽ giúp bạn hiểu được điều này. Nếu muốn đóng một cánh cửa ta cần phải sử dụng tay để đẩy cánh cửa. 

Khi treo 1 quả nặng lên lò xo ta thấy quả nặng kéo lò xo xuống 

Ở trường hợp 1 có sự đẩy của tay lên cánh cửa, trường hợp hai có sự kéo của quả nặng lên lò xo.

Lực là gì?
Lực là gì?

Từ đó ta đưa ra kết luận: Đẩy, kéo giữa vật này lên vật khác được gọi là lực 

Vậy lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được ký hiệu là: F

Cách nhận biết lực rất đơn giản, nếu như thấy một vật bị thay đổi về hình dạng hay chuyển động thì có nghĩa là vật đó đang chịu tác dụng của lực. 

Hướng dẫn xác định phương, chiều, độ lớn của lực 

Mỗi lực có độ lớn, phương và chiều (hướng) xác định. Phương, chiều, độ lớn của lực được gọi là cường độ lực. 

Phương của lực có thể là phương thẳng đứng, nằm ngang hay phương xiên. Còn chiều của lực có thể là chiều từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái sang phải hay từ phải sang trái. Nếu vật chịu tác động của một lực, chúng sẽ bị tác động biến dạng theo phương, chiều nào thì đó cũng chính là phương, chiều của lực tác dụng lên vật đó.

Ở chương trình vật lý lớp 6, ta hay gặp phương nằm ngang hoặc phương thẳng đứng. Với hai lực cân bằng chúng ta cũng có thể xác định được phương và chiều. 

Lực có đơn vị đo là niutơn (newton), kí hiệu N. 

Hai lực cân bằng là gì?

Sau khi đã hiểu được lực là gì chúng ta sẽ hiểu hơn về 2 lực cân bằng. Ví dụ nếu như có 2 đội kéo co A và B cùng kéo 1 sợi dây. Lúc này sợi dây sẽ di chuyển sang đội nào. Dựa trên kiến thức về lực ta có 3 trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Lực do đội B tác dụng lên dây sẽ có chiều hướng về bên phải, phương dọc theo dây. Đội B nếu như gây ra lực lớn hơn dây sẽ được di chuyển về đội B 
Thế nào là lực cân bằng?
Thế nào là lực cân bằng?
  • Lực do đội A tác dụng lên dây có phương dọc theo dây, chiều hướng về phía bên trái. Nếu như lực do đội A tác động lớn hơn, đoạn dây sẽ di chuyển về bên trái
  • Nếu như cả đội A và B cùng tác dụng lên sợi dây với một lực mạnh như nhau, cùng phương và chiều ngược nhau có nghĩa là sợi dây sẽ có thể đứng yên. Lúc này ta gọi 2 lực là hai lực cân bằng. 

Vậy 2 lực cân bằng là 2 lực cùng tác động lên một vật có phương giống nhau, độ lớn hai lực bằng nhau nhưng ngược chiều nhau. 

Lưu ý về hai lực cân bằng: Nếu như có hai lực tác dụng cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều, nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau thì đó không phải là lực cân bằng.

Xác định hai lực cân bằng nhanh chóng nhất

Nếu muốn xác định hai lực cân bằng, bạn cần phải xác định được đầy đủ 4 yếu tố sau:

  • Cả 2 lực phải cùng nhau tác dụng lên cùng một vật.
  • Phương của hai lực nằm trên cùng một đường thẳng hay còn gọi là 2 lực có cùng phương với nhau.
  • Có chiều của hai lực ngược chiều nhau.
  • Độ lớn của 2 lực bằng nhau.

Xem thêm >>> 1505 là gì? Ý nghĩa ẩn chứa bên trong dãy số 1505 là gì?

Ví dụ về hai lực cân bằng 

Có rất nhiều ví dụ về 2 lực cân bằng xung quanh cuộc sống của chúng ta như: Quạt trần khi treo trên trần nhà có thể đứng yên được do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực kéo của trần nhà và trọng lượng của chiếc quạt. 

Chúng ta có thể đứng thăng bằng được trên mặt đất mà không bị ngã là bởi vì chúng ta chịu tác dụng của hai lực là trọng lực (lực hút của trái đất) và lực đỡ của sàn nhà. Cả 2 lực này đều có phương thẳng đứng, ngược chiều, độ lớn như nhau cho nên gọi là lực cân bằng.

Ví dụ khác như các vật được đặt trên bàn đều có thể đứng yên như: Bình nước, cuốn sách, chiếc bút,.. nhờ chúng chịu sự tác động của 2 lực cân bằng. 

Ví dụ cụ thể về 2 lực cân bằng
Ví dụ cụ thể về 2 lực cân bằng

Bài tập cụ thể về hai lực cân bằng 

Câu 1: Lựa chọn cho mình đáp án đúng sau đây: 

Hai lực cân bằng là gì,…? 

  1. Mạnh như nhau, cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật 
  2. Mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật.
  3. Mạnh như nhau, nhưng ngược phương, ngược chiều và cùng tác dụng vào cùng một vật.
  4. Mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều được tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Đáp án đúng: b

Câu 2: Chọn phát biểu nào không đúng sau đây?

  1. Lực chính là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
  2. Nếu như chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật đó vẫn đứng yên, thì đó được gọi là  2 lực cân bằng.
  3. Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh giống nhau với phương cùng nhau nhưng ngược chiều.
  4. Nếu như chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì đó là 2 lực cân bằng.

Đáp án đúng: d

Câu 3: Đối với 2 lực cân bằng không thể có: 

  1. Cùng hướng 
  2. Cùng phương 
  3. Cùng giá 
  4. Cùng độ lớn 

Đáp án đúng: a

Câu 4: nếu vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: 

  1. Vật sẽ chuyển động khi đứng yên
  2. Vật sẽ chuyển chuyển động chậm dần 
  3. Vật đang chuyển động thì chuyển động thẳng đều 
  4. Vật đang chuyển động tự nhiên chuyển động nhanh hơn

Đáp án đúng: C

Hy vọng những thông tin hai lực cân bằng là gì mà chúng tôi mang tới trên đây sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn hiểu được hơn về 2 lực này. Đừng quên theo dõi maychasandon.com đẻ cập nhật thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *