Kinh vĩ tuyến là các đường vô cùng quan trọng để xác định được các điểm trên Trái Đất. Vậy kinh tuyến là gì, vĩ tuyến là gì và sự khác nhau cơ bản giữa kinh – vĩ tuyến như thế nào sẽ được maychasandon.com thông tin ngay bài viết sau đây!
Khái niệm kinh tuyến là gì vĩ tuyến là gì?
Khái niệm kinh tuyến
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất giúp nối liền hai địa cực với độ dài khoảng 20000km. Kinh tuyến chỉ về 2 hướng Bắc – Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Đường kinh tuyến được chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich ở Luân Đôn là kinh tuyến 0 độ, đây còn được gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ giúp chia Trái Đất ra làm hai bán cầu gồm bán cầu đông và bán cầu tây.

Các kinh tuyến gồm có:
- Kinh tuyến từ: là những kinh tuyến nối liền các cực từ
- Kinh tuyến địa lý: đây là những kinh tuyến giúp nối liền các Địa cực
- Kinh tuyến hoạ đồ: là những đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.
Vĩ tuyến là gì?
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng, chúng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Ở Trái đất, vĩ tuyến là vòng tròn với hướng từ đông sang tây, vị trí ở trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ.
Một vĩ tuyến luôn được vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm của chúng. Vĩ tuyến càng gần điểm cực Trái Đất thì đường kính sẽ lại càng nhỏ.
Trái Đất hiện có 5 vĩ tuyến đặc biệt bao gồm: 4 vĩ tuyến trong số đó được định nghĩa dựa trên mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất với mặt phẳng của quỹ đạo của chúng quanh mặt trời. Vĩ tuyến thứ 5 là xích đạo, chúng được nằm giữa hai vòng cực. Các vĩ tuyến cụ thể gồm:
- Vòng Bắc cực
- Hạ chí tuyến
- Xích đạo
- Đông chí tuyến
- Vòng Nam cực
Cụ thể:
- Hạ chí tuyến và đông chí tuyến chính là những ranh giới ở phía bắc và phía nam của những vùng đất mà thấy được mặt trời đi qua đỉnh đầu ít nhất 1 thời điểm trong năm trên Trái Đất.
- Vòng cực bắc, vòng cực nam chính là ranh giới của vùng xung quanh cực Trái Đất, ở đây có thể thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.
- Các vĩ tuyến là các đường tà hành, trừ trừ xích đạo thì chúng không phải là vòng tròn lớn vì thế chúng không chứa các cung đường là quãng đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với điều mà ta nhìn thấy trên một số bản đồ.

Các cung ở trên vĩ tuyến Trái Đất đôi khi dùng để làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Vài vĩ tuyến được sử dụng giống như đường biên giới:
- Biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ: nằm trên vĩ tuyến 49 độ bắc, trừ phần giữa Quebec và Vermont được nằm ở trên vĩ tuyến 45 độ bắc
- Triều Tiên và Hàn Quốc dùng vĩ tuyến 38 độ bắc để phân chia
- Vĩ tuyến 17 độ bắc để phân chia Việt Nam theo Hiệp ước Giơnevơ
- Vĩ tuyến 60 độ nam để phân chia biên giới cho châu Nam Cực.
Xem thêm: Khái niệm và sự khác nhau cơ bản giữa vĩ độ kinh độ là gì?
Số lượng kinh tuyến, vĩ tuyến trên Trái Đất?
Trên Trái Đất nếu như tính cả đường xích đạo có tất cả 181 đường vĩ tuyến. Các đường vĩ tuyến chạy song song với nhau, không bao giờ cắt nhau.
Đường kinh tuyến trên Trái Đất có tất cả 360 đường kinh tuyến. Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ, chúng được chạy qua đài thiên văn Greenwich ở Luân Đôn (Anh). Các kinh tuyến sẽ được gặp nhau ở cực Bắc và cực Nam.
Xác định kinh, vĩ tuyến có vai trò gì?
Xem bản đồ hay mô hình quả địa cầu bạn sẽ có thể thấy có những vạch ngang dọc theo quy luật, có đường thẳng và đường cong. Các đường này được gọi là kinh vĩ tuyến.
Những đường này giúp biểu thị bất kì vị trí ở một khu vực nào. Khi ngồi máy bay đi qua những vùng biển rộng lớn, sa mạc hay rừng rậm sẽ giúp xác định được vị trí hiện tại chính xác cần phải dựa vào đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến.
Cách nhận biết đường kinh, vĩ tuyến
Đa số mọi người hiện nay đang bị nhầm lẫn giữa các đường kinh, vĩ tuyến. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn trong việc xác định vị trí ở trên bản đồ. Để phân biệt được 2 đường này bạn cần ghi nhớ:
- Có 360 kinh tuyến, còn vĩ tuyến chỉ có 181 vĩ tuyến
- Các kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Cực Bắc và Cực Nam, trong khi đó các vĩ tuyến thì song song và không bao giờ cắt nhau.

Hướng dẫn xác định vị trí dựa trên kinh tuyến, vĩ tuyến
Để xác định vị trí dựa trên kinh tuyến và vĩ tuyến khá đơn giản. Trước hết bạn cần xác định được đâu là cực Bắc, cực Nam và vị trí của xích đạo, kinh vĩ tuyến.
Vĩ tuyến song song với xích đạo, xích đạo là vĩ tuyến 0 độ, mỗi hướng về phía Nam và Bắc là 90 độ. Xích đạo xuôi về phía Nam gọi là vĩ độ Nam xuôi về hướng Bắc gọi là vĩ độ Bắc
Kinh tuyến gốc tính là đường chạy qua đài thiên văn Greenwich, là kinh tuyến 0 độ. Từ đường này chạy về phía Đông và Tây chia đều 180 độ, phía Đông là kinh Đông, phía Tây sẽ gọi là kinh Tây.
Xem thêm: Hiệu ứng phơn là gì? Những điều cần biết về hiệu ứng phơn
Một số câu hỏi liên quan
Với những thông tin mà chúng tôi mang tới ở trên bạn sẽ có thể dễ dàng trả lời cho những câu hỏi liên quan đến kinh và vĩ tuyến, cụ thể như:
- Đường kinh tuyến gốc là gì? Kinh tuyến gốc hay kinh tuyến 0°, đi ngang qua đài thiên văn Greenwich (Anh). Bên trái kinh tuyến gốc chính là kinh tuyến Tây, còn ở bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông.
- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là gì? Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800
- Độ dài của đường kinh tuyến là bao nhiêu? Độ dài của đường kinh tuyến là khoảng 20000 km
- Kinh tuyến tây là gì? Kinh tuyến Tây là kinh tuyến được nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.
Như vậy chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi kinh tuyến là gì, vĩ tuyến là gì cũng như biết cách nhận biết và thấy được sự khác nhau cơ bản giữa chúng. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc!