Với sự phát triển mạnh mẽ của Online marketing như hiện, KOL là một trong số những nghề nghiệp linh động, được quan tâm hàng đầu hiện nay. Sự xuất hiện của KOL như một làn gió mới giúp lĩnh vực quảng cáo mới mẻ hơn với những thay đổi tích cực hơn. Cùng maychasandon.com tìm hiểu kol là gì ngay bài viết sau đây của chúng tôi.
KOL là gì? Booking kol là gì?
Nghề kol là gì?
KOL được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Key Opinion Leader”, mang ý nghĩa là người chủ chốt dẫn dắt dư luận. Hiểu đơn giản, KOL là những người có tầm ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định, có thể phủ sóng rất nhiều lĩnh vực từ ca sĩ, diễn viên, cho đến bác sĩ, đầu bếp,…

Bằng kiến thức và sự chia sẻ của mình, các KOL sẽ chiếm được sự yêu thích, cũng như lòng tin của nhiều người. Vì thế, KOL là những đối tượng sáng giá cho các nhãn hàng để hợp tác để thực hiện tiếp thị, quảng bá sản phẩm của mình.
Booking kol là gì?
Booking KOL là quá trình tìm kiếm, chọn lọc để quyết định sự hợp tác với một gương mặt KOL sao cho phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng. Thực tế có rất nhiều cách để book KOL, cách phổ biến nhất là liên hệ với một bên trung gian chuyên booking KOL.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tự tìm hiểu, khảo giá và trực tiếp liên hệ với các KOL để trao đổi sản phẩm và nhãn hàng.
Tìm hiểu các nhóm KOL hiện nay
KOL được chia làm 3 nhóm khác nhau gồm:
- Celebrity (Celeb): Là nhóm những người nổi tiếng thuộc lĩnh vực nào đó với 1 lượng fan yêu mến nhất định. Với sức ảnh hưởng của mình, họ là gương mặt đại diện của những thương hiệu, công ty, nhãn hàng lớn.

- Influencer: là những người có tầm ảnh hưởng đến nhóm người nhỏ hay siêu nhỏ. Mặc dù họ không nổi tiếng nhưng vẫn có sức ảnh hưởng đến mạng xã hội với lượng người theo dõi lớn, có vai trò quan trọng trong mô hình Influencer Marketing.
- Mass seeder: Là nhóm có sức ảnh hưởng đến nhóm người nhỏ, họ có cách tiếp cận gần gũi, thân thiện hơn. Cùng 1 chiến dịch truyền thông thì Mass seeder giúp chiếm được sự tin tưởng hơn Celebs hay Influencers.
KOL có vai trò gì trong chiến lược marketing?
Tiếp cận được khách hàng mục tiêu
KOL Chính là đòn bẩy giúp cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận một cách chính xác và gần hơn với khách hàng mục tiêu. Thường thì đa số người theo dõi luôn nằm trong nhóm đối tượng khách hàng được xác định ở lĩnh vực cụ thể.
Cho nên, đa số doanh nghiệp hiện nay chọn lựa cách mời KOL để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng thay vì các cách quảng cáo như truyền thống.
Tăng uy tín, tin tưởng cho người dùng
Trước khi trở thành một KOL, bản thân người đó phải là một chuyên gia, có am hiểu nhất định về một lĩnh vực cụ thể. Từ đó, khi KOL xuất hiện với một lời giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ hay đoạn quảng cáo ngắn sẽ giúp tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn.

Khách hàng thường cho rằng những ý kiến, nhận định từ các KOL cso giá trị và sẽ yên tâm hơn. Bởi KOL là những người am hiểu, có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ.
Xem thêm: Ktv là gì? Những ý nghĩa khác nhau của KTV trong cuộc sống
Tăng cường nhận diện thương hiệu
KOL còn giúp thương hiệu của bạn được lan tỏa hơn đến nhiều người trong cùng một lĩnh vực, nhờ đó giúp gia tăng việc nhận diện thương hiệu. Đồng thời, giúp nâng cao uy tín ở trong lòng của khách hàng.
Cải thiện được thứ hạng từ khóa SEO
KOL là nghề có sức ảnh hưởng khá lớn đến khách hàng trên những blog và các nền tảng mạng xã hội, tiêu biểu như những trang chuyên nói về thương hiệu, sản phẩm, cũng như các dịch vụ được đính kèm với liên kết dẫn về trang web.
Đây là một trong những hành động được Google đánh giá tích cực, tăng lượng truy cập vào website của bạn.
Thúc đẩy khách hàng chọn sản phẩm, dịch vụ hơn
Khi đã tạo dựng được lòng tin cho khách hàng, cũng như tăng khả năng nhận diện thương hiệu, thì tất nhiên hành vi và quyết định mua hàng sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn.
Thường thì thì gặp phân vân hay thắc mắc vấn đề nào đó, khách hàng sẽ tìm đến người có chuyên môn, am hiểu hay từng trải qua những vấn đề đó để có cách giải quyết và lời khuyên cho bản thân.

Thử so sánh 2 sản phẩm giống nhau của 2 thương hiệu khác nhau, bạn sẽ thấy khách hàng luôn ưu tiên chọn lựa những sản phẩm có sự xuất hiện của KOL, bởi họ tin tưởng những người này.
Cách để quyết định thành công khi Booking kol
KOL cần phù hợp với sản phẩm, lĩnh vực quảng bá
Trước hết, KOL phải là người phù hợp với sản phẩm, doanh nghiệp. KOL chuyên về lĩnh vực thực phẩm, nấu ăn sẽ không phù hợp để quảng bá cho sản phẩm làm đẹp được.
Bởi điều này là không phù hợp, từ đó gây ra hoài nghi cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Người theo dõi KOL cần phù hợp với đối tượng của doanh nghiệp
Việc dùng KOL trong chiến dịch Marketing nhằm để tiếp cận vào đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp. Có thể với cùng lĩnh vực chuyên môn, các KOL sẽ hướng đến những tệp khách hàng khác nhau.
Cho nên để doanh nghiệp tiếp cận được đúng tệp khách hàng cần có sjw nghiên cứu, tìm hiểu tỉ mỉ mới đưa ra quyết định booking KOL.
Chọn KOL phù hợp với tài chính của doanh nghiệp
Chi phí booking KOL là điều mà hầu hết các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Những yếu tố quyết định đến việc book KOL bao gồm: độ phổ biến, khu vực hoạt động, tỉ lệ tương tác,… ngoài ra, giá trị thương hiệu và sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí để book KOL.

Những thương hiệu và sản phẩm có giá trị càng lớn thì chi phí thuê sẽ càng cao. Bạn có thể tham khảo chi phí thuê KOL cơ bản sau đây:
- Nhóm Celeb: chi phí cao, thường từ 20 triệu đổ trở lên, tùy vào mức độ nổi tiếng của họ.
- Nhóm Influencer: Chi phí khoảng 10-20 triệu. Riêng những vlogger nổi tiếng sẽ có giá book cao như nhóm Celebs vì sức ảnh hưởng của họ khá lớn.
- Nhóm mass seeder: Chi phí thường dưới 10 triệu.
Hướng dẫn để trở thành KOL chuyên nghiệp
Để làm một KOL chuyên nghiệp là cả 1 quá trình. Cụ thể bạn cần nắm những điều sau đây để thành công trên hành trình này:
- Nắm rõ thế mạnh của bản thân, để xây dựng kênh cho riêng mình về lĩnh vực mình yêu thích đó.
- Xây dựng content hiệu quả với những thông điệp phù hợp để được khách hàng đón nhận.
- Các định rõ nhóm đối tượng khách hàng
- Tiếp thu các ý kiến đóng góp để có những thay đổi tốt hơn, phù hợp hơn với mong muốn của khán giả.
- Chấp nhận những ý kiến trái chiều theo những hướng tích cực nhất. Xem chúng là động lực để cố gắng hơn mỗi ngày.
- Đầu tư chi phí cho thiết bị, chạy quảng cáo,.. để giúp mọi người biết tới mình hơn.
- Cố gắng hết mình và đặt cái tâm vào công việc.
- Hỏi hỏi, nâng cao trình độ để đưa ra lời khuyên bổ ích cho mọi người.
- Mở rộng hơn nữa các mối quan hệ là để tiếp cận gần đến khách hàng và tăng lượng followers
Sự khác nhau cơ bản giữa koc và kol là gì?
Vị trí, vai trò
- KOL: Là “người có sức ảnh hưởng” trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.
- KOC: Là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường”. Họ là người thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và cho nhận xét, đánh giá.
Mức độ chủ động
- KOL: Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm và trả phí để họ quảng bá sản phẩm dịch vụ.
- KOC: chủ động và đánh giá các sản phẩm họ đang có sự quan tâm, review mang tính khách quan, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ khác liên quan đến lợi ích, tiền bạc.

Quy mô đối tượng
- KOL: được phân loại dựa trên số lượng followers: Nano, Micro, Macro, Clebs.
- KOC: mục đích của họ là đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng.
Chuyên môn
- KOL: đòi hỏi có chuyên môn, kiến thức để dẫn dắt người dùng.
- KOC: là vị trí là người đi mua hàng, đưa ra những đánh giá của mình về sản phẩm.
Độ tin cậy
- KOL: Được nhãn hàng book để PR, nhiều KOL có đánh giá khá “lố” để làm hài lòng phá nhãn hàng.
- KOCL: Độ tin cậy cao khách hàng, bởi chính KOC là khách hàng với đánh giá chính xác, không mang tính quảng cáo.
Hy vọng những chia sẻ mà chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn đọc có thể hiểu được kol là gì, cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về nghề Kol.