Tìm hiểu truyền thống đón lễ giáng sinh ở Việt Nam

Những hình ảnh lễ giáng sinh ở Việt Nam

Lễ giáng sinh ở Việt Nam mặc dù không phải là ngày lễ chính thức nhưng lại được rất nhiều người mong chờ. Đây không chỉ là ngày lễ cho những người theo đạo Thiên Chúa, mà còn là dịp để mọi người vui chơi, quây quần bên nhau, gửi đến nhau lời chúc an lành và những món quà ý nghĩa. 

Nguồn gốc lễ giáng sinh ở Việt Nam

Năm 1533, đạo Công Giáo được du nhập vào Việt Nam và phát triển cho đến ngày nay và trở thành một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ vô cùng đông đảo tại Việt Nam.

Năm 1625, Minh-đức Vương Thái Phi (Vương Phi – vợ chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng tử Nguyễn Phúc Khuê) khi ấy đã ngoài 50 tuổi, bà đã gia nhập Công giáo tại Thuận Hóa, được giáo sĩ Francisco De Pina rửa tội với tên Thánh là Maria Madalena.

Nguồn gốc của ngày lễ giáng sinh tại Việt Nam
Nguồn gốc của ngày lễ giáng sinh tại Việt Nam

Bà có 24 năm giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa, là tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Mỗi hành ododngj của bà đều ảnh hưởng rất lớn đến dân chúng, tiếng tăm của bà được ghi dấu trong sử sách. Các giáo sĩ truyền giáo coi bà như linh hồn của đạo Công giáo thời bấy giờ.

Vì không phải là ngày lễ chính, cho nên các công ty, doanh nghiệp vẫn đi làm bình thường, không được nghỉ lễ giáng sinh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là dịp vui chung của mọi người. Tất cả mọi người đều trang trí nhà cửa, trang trí cây thông Noel, tặng quà cho trẻ em,.. 

Ngày lễ giáng sinh ở Việt Nam diễn ra thế nào?

Thánh lễ được diễn ra vào lúc nửa đêm Giáng sinh

Đêm Giáng sinh ở Việt Nam chính là khoảng thời gian chính của lễ hội. Khắp các Giáo xứ công giáo sẽ diễn ra buổi thánh lễ lúc nửa đêm Giáng sinh, tham gia buổi lễ có cả người theo đạo và không theo đạo Thiên chúa tham dự.

Tại các nhà thờ trong đêm giáng sinh còn được xem là điểm đến để “check in” hấp dẫn mà giới trẻ hay tìm đến. Bên cạnh đó sẽ có nhiều chương trình văn hoá, nghệ thuật mang màu sắc Giáng sinh được tổ chức, giúp mang tới không khí tươi vui, ấm áp để cả mọi người được cùng nhau chung vui.

Có thể thấy việc tiếp nhận các sinh hoạt tôn giáo cho thấy sự hòa hợp các tôn giáo, sinh hoạt văn hoá của người Việt.

Tinh thần đoàn kết tôn giáo, chung sống hòa bình và bao dung giữa các tôn giáo với tính nhân ái, nhân bản của con người, xã hội mang tới một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Thánh lễ diễn ra vào nửa đêm giáng sinh
Thánh lễ diễn ra vào nửa đêm giáng sinh

Xem thêm: Giáng sinh (Noel) là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của nó

Trang trí Giáng sinh

Gần đến dịp Giáng Sinh, bắt đầu từ tháng 11 bạn sẽ thấy tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm sẽ xuất hiện cây thông Noel, đường phố rực rỡ sắc màu của ngày lễ này. Người Việt sẽ thường tụ tập tại những khu vực công cộng nổi tiếng.

Cũng như các quốc gia khác ở phương Tây, cộng đồng tôn giáo sẽ trang trí cây thông noel, nhiều nhà thờ và nhà ở Công giáo cũng được trưng bày cũi nơi Chúa giáng sinh, những bức tượng có kích thước bằng người thật của Đức Mẹ Maria, Chúa Giêsu Hài đồng và ba vị vua thông thái, Thánh Giuse.

Rất nhiều người hoá trang thành ông già Noel, tuần lộc,.. để phát quà cho trẻ em.

Truyền thống cho trẻ em

Cũng giống như truyền thống treo tất ở phương Tây, trẻ em Việt Nam sẽ để giày ngoài nhà vào đêm trước Giáng sinh và sẽ mong đợi những đôi giày được nhồi đầy những món quà của ông già Noel.

Khi thấy cây thông, ông già Noel cũng sẽ đặt những món quà Giáng sinh bên dưới, thông thường sẽ là đồ chơi và đồ ngọt. Những năm gần đây, trẻ em mặc trang phục ông già Noel và làm thiệp Giáng sinh cho gia đình dần được trở nên phổ biến.

Xem thêm: Lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel ý nghĩa, hay nhất

Các món ăn vào dịp lễ Giáng sinh

Thông thường thì sau ngày thánh lễ nửa đêm, những người theo đạo Thiên Chúa sẽ trở về nhà để thưởng thức những bữa ăn Giáng sinh. Tuỳ vào từng gia đình và điều kiện cụ thể mà bữa tối Giáng sinh ở Việt Nam sẽ có súp gà hoặc gà tây, kết hợp với những đặc sản địa phương như bánh bao, bánh xèo,…

Một món quà phổ biến thường thấy trong các gia đình theo đạo Thiên chúa chính là một chiếc bánh socola hình khúc gỗ, có thể được ăn kèm với pudding Giáng sinh. 

Những hình ảnh lễ giáng sinh ở Việt Nam
Những hình ảnh lễ giáng sinh ở Việt Nam

Những gia đình theo đạo thiên chúa sẽ phát thiệp và quà tặng cho bạn bè cùng gia đình.

Quà tặng và biểu tượng trong đêm Giáng sinh

Theo truyền thống, những người theo đạo Thiên Chúa mới tặng quà, nhưng cho đến nay truyền thống tặng quà nhau dịp giáng sinh đã trở nên phổ biến hơn. Những món quà giáng sinh sẽ thường chỉ nhỏ và không bắt buộc, đây cũng là cơ hội để mọi người bày tỏ tình yêu thương và niềm hạnh phúc của mình.

Ngoài quà tặng, cây thông và ông già Noel, với Giáng sinh ở Việt Nam còn có nhiều biểu tượng khác như: vòng hoa, ngôi sao, cây tầm gửi hoặc nghe thấy tiếng chuông từ các nhà thờ trong lễ Giáng sinh. Nếu tham dự thánh lễ trong nhà thờ, bạn sẽ thấy Chúa Giê-su Christ và màu đỏ vô cùng phổ biến.

Dịp Giáng sinh ở Việt Nam là một trong những thời điểm tốt nhất để mua sắn với nhiều chương trình giảm giá tại các cửa hàng.

Xem thêm: Gợi ý giáng sinh nên tặng quà gì ý nghĩa gửi tới những người thân yêu?

Có thể thấy lễ giáng sinh ở Việt Nam khá nhộn nhịp và vui vẻ không kém gì ở các nước phương Tây. Đây cũng là dịp được mọi người khá mong chờ bởi có nhiều hoạt động vui chơi cực hấp dẫn. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về ngày lễ giáng sinh diễn ra ở Việt Nam như thế nào. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *