Lễ thôi nôi là gì? Những thứ cần chuẩn bị trong ngày lễ thôi nôi

Lễ vật chuẩn bị để cúng thôi nôi trong nhà

Với những gia đình có trẻ nhỏ khi bé được tròn 1 tuổi gia đình sẽ làm lễ thôi nôi cho con. Đây là tập tục quan trọng và không thể thiếu trong văn hoá của người Việt. Để hiểu rõ hơn lễ thôi nôi là gì, cũng như ý nghĩa và những thứ cần chuẩn bị trong lễ thôi nôi, mời bạn đọ cùng maychasandon.com theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi!

Lễ thôi nôi là gì?

Lễ thôi nôi là phong tục có từ lâu đời của người Việt, “thôi nôi” có nghĩa là khi em bé đủ 12 tháng sẽ không nằm nôi nữa, đây cũng là lễ để nhằm cảm ơn các Bà Mụ, trời phật đã chở che cho bé, đồng thời cũng là để cầu xin sự an lành, bình yên đến với đứa trẻ của mình.

Thôi nôi là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam
Thôi nôi là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam

Phong tục cúng bái, làm lễ sẽ có sự khác nhau tùy theo từng vùng miền. Thôi nôi là chính là phong tục tập quán rất lâu đời của người Việt. Bữa tiệc thôi nôi được tổ chức mang ý nghĩa quan trọng trong sự an lành cho bé.

Lễ thôi nôi cũng chính là bữa tiệc sinh nhật khi bé tròn 1 tuổi. Khác với những tiệc sinh nhật thông thường thì khi tổ chức lễ thôi nôi bố mẹ sẽ cần phải chuẩn bị 1 mâm cơm cúng. 

Mọi người tham gia tiệc thôi nôi sẽ tặng quà và gửi đến những lời chúc phúc tốt đẹp nhất cho bé. Có thể thấy lễ thôi nôi là một trong những sự kiện đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời của con trẻ, mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Ý nghĩa của lễ thôi nôi cho bé

lễ thôi nôi cho bé được thực hiện với nhiều ý nghĩa như: 

  • Là bữa tiệc đánh dấu thời điểm em bé tròn 1 tuổi
  • Là để cảm ơn các bà mụ và đức ông đã nặn ra bé, giúp bé khỏe mạnh suốt những ngày qua
  • Đây còn là lễ để cha mẹ và những người yêu thân sẽ cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến cho bé.
  • Từ thôi nôi cũng đã ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc. Trước đây nếu như trẻ sinh ra được nằm trong nôi ngủ, thì lớn lên trẻ sẽ lên giường. Theo nghĩa bóng là để thể hiện trẻ đã bắt đầu lớn và phát triển toàn diện như một cá thể độc lập
  • Tiệc thôi nôi còn nhằm để thể hiện niềm vui, cũng như những kỳ vọng của ba mẹ dành cho trẻ 
  • Đây cũng là dịp mà cả gia đình sum vầy, gắn kết để cầu chúc những điều may mắn đến với cuộc sống này.
Ý nghĩa cúng thôi nôi cho bé 
Ý nghĩa cúng thôi nôi cho bé

Hướng dẫn tính ngày làm lễ thôi nôi cho bé

Tiệc thôi nôi sẽ được tổ chức vào ngày sinh nhật âm lịch và được căn cứ dựa trên giới tính của bé. Quy luật là “trai kém 2 gái kém 1”, tức là lễ thôi nôi được tổ chức sẽ theo âm lịch của bé trai lùi xuống 2 ngày, còn theo âm lịch của bé gái lùi xuống 1 ngày.

Thời gian làm lễ thôi nôi là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Tuỳ vào sắp xếp thời gian, cũng như sự chọn lựa của mỗi gia đình.

Xem thêm: Lễ thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của kế thất tịch

Mâm lễ cúng thôi nôi cho bé cần những gì? 

Tuỳ vào từng phong tục tập quán của mỗi vùng mà lễ vật để cúng thôi nôi sẽ có sự khác nhau. Lễ vật để cúng thôi nôi cho bé trai hay bé gái đều có 4 mâm chính:

  • Mâm cúng Thần tài – Thổ địa
  • Mâm cúng Ông Táo
  • Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật
  • Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông.

Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng gồm: trái cây, xôi, chè, vàng mã, bánh kẹo,…. 

Theo tín ngưỡng dân gian và phong tục truyền thống, việc thực hiện chuẩn bị đồ cúng tròn 1 tuổi được đầy đủ, nghi lễ cúng chỉn chu sẽ giúp mang đến phước lành cho đứa trẻ. 

Cơ bản khi tiến hành cúng đầy năm cho trẻ, ngoài mâm cúng trong nhà, cũng sẽ có thêm một mâm cúng ngoài sân.

Mâm cúng trong nhà

Mâm cúng trong nhà là để nhằm cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Theo tập tục thờ cúng của người Việt, có bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện. 

Lễ vật chuẩn bị để cúng thôi nôi trong nhà
Lễ vật chuẩn bị để cúng thôi nôi trong nhà

Vật phẩm trong mâm cúng sẽ được áp dụng theo tập quán của mỗi vùng miền. Trên bộ ván hoặc bộ vạt sẽ có 12 chén chè, xôi nhằm để mời 12 bà Mụ; 1 con gà hoặc vịt luộc, 3 chén cháo nhỏ cùng 1 tô cháo lớn để mời 3 ông Mụ.

Cúng ở các bàn thờ Phật, tổ tiên, ông Địa, ông Thần Tài, ông Táo: Nghi thức khấn tương tự như trên nhưng thay đổi danh xưng các vị cần khấn cầu cho phải phép.

Mâm cúng ngoài sân

Tương tự như mâm cúng lễ đầy tháng, mâm cúng thôi nôi cũng sẽ không thể thiếu đi các lễ vật như: chè, xôi, gà hoặc vịt luộc để cúng bà Mụ – Ông Mụ theo tín ngưỡng dân gian.

Với các gia đình mong muốn con cái sau này được đầy đủ ấm no có thể bày thêm cả heo quay. Cùng với 1 con lợn quay còn có thêm các lễ vật được tính theo số lẻ như: 5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 dĩa thịt luộc, 1 dĩa rau sống, 1 dĩa trái cây, 1 ly rượu trắng, 1 tách trà. Cùng với đó là nhang, đèn và một con dao cắm trên mình con lợn quay.

Lễ vật này là để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ nên sẽ được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình, đầu mâm cúng phải quay hướng ra ngoài.

Khi các lễ vật đã được chuẩn bị đầy đủ sẽ thực hiện các cúng đầy năm cho trẻ như sau:

Cúng ngoài sân (thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn): “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (họ tên)… làm mâm lễ vật, trước là cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh, nhận lễ mừng cho cháu (tên bé) tròn một năm tuổi. Sau là tiếp tục phù trợ cho cháu (tên bé) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ gia đình ấm no, hạnh phúc… ”.

Lễ vật để cúng thôi nôi ngoài sân 
Lễ vật để cúng thôi nôi ngoài sân

Xem thêm: Lễ vu lan là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc và những việc nên làm vào ngày lễ vu lan

Một số lưu ý khi làm lễ cúng thôi nôi cho bé

Khi làm lễ thôi nôi cho bé, bạn nên chú ý những điều sau đây:

  • Ngày làm lễ cúng thôi nôi sẽ tính theo lịch âm, cùng với đó là việc tuân theo nguyên tắc tính ngày “Gái lùi hai, trai lùi một” như đã nói ở trên.
  • Lễ vật cúng thôi nôi cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu nghi lễ
  • Sắp xếp mâm cúng theo nguyên tắc “ Đông bình Tây quả”, có nghĩa là phía Đông đặt bình hoa phía Tây đặt lễ vật
  • Sau khi kết thúc buổi lễ thôi nôi là đến nghi thức chọn nghề tương lai cho bé 
  • Kết thúc nghi lễ gia đình và họ hàng sẽ tặng bé lì xì, đồng thời gửi đến bé những lời chúc tốt đẹp nhất.

Như vậy những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lễ thôi nôi là gì, cũng như những thứ cần chuẩn bị cho lễ thôi nôi chỉn chu nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ thật sự hữu ích và cần thiết đối với bạn đọc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *