Lễ vu lan là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc và những việc nên làm vào ngày lễ vu lan

Ngày Lễ Vu Lan là dịp để con cáo báo hiểu ông bà, cha mẹ

Lễ vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ lớn nhất năm dành cho những ai theo đạo phật nhằm để tưởng nhớ, báo đáp công lao sinh thành của cha mẹ. Để tìm hiểu về ngày đại lễ vu lan là gì, ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này ra sao, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Ngày Lễ Vu Lan là gì? Được tổ chức vào ngày nào?

Lễ Vu Lan là một ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Đây là dịp để con cái báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, những người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Lễ Vu Lan là dịp để tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành
Lễ Vu Lan là dịp để tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành

Theo như ghi chép trong quyền “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn được du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. 

Trải qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử, mà đây còn là ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Chữ Vu Lan là từ được gọi tắt của cụm từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn mang nghĩa là “sự giải thoát”, nhằm để nói tới sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở nơi địa ngục.

Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm (Rằm tháng 7).

Nguồn gốc lễ Vu Lan

Theo quan niệm của Phật giáo, rằm tháng 7 gắn với lễ Vu Lan được xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên (đây là trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Kinh Vu Lan có ghi chép rằng: Mục Kiền Liên tu luyện thành công nhiều phép thần thông quảng đại, có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất và ngài thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày, đói khát khổ sở. 

Với tấm lòng hiếu thảo, Mục Kiền Liên đã mang cơm xuống địa ngục để dâng mẹ. Nhưng do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình để không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vậy nên khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan 
Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan

Thấy vậy, Mục Kiền Liên quay về để tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức để cứu được mẹ, chỉ nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. 

Ngày rằm tháng Bảy chính là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, vì thế hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Thực hiện theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên đã giải thoát được cho mẹ. Phật cũng dạy rằng với các chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng thực hiện theo cách này.  Vì thế mà ngày lễ Vu Lan được ra đời.

Xem thêm: Lễ thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của kế thất tịch

Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan

Ngày Lễ Vu Lan là dịp để những người con, người cháu thể hiện, cũng như bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đấng sinh thành. Đồng thời ngày lễ này còn để nhằm mục đích phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Lễ Vu Lan khuyến khích mọi người học theo tinh thần đền ơn đáp nghĩa của đạo Phật với 4 nguồn ân đức: 

  • Đền ơn đến cha mẹ đã sinh thành
  • Tri ân các thầy cô dạy dỗ, truyền đạt kiến thức
  • Tri ân các bậc tiền bối hi sinh xây dựng đất nước 
  • Tri ân đồng loại.

Tại Việt Nam có nghi thức bông hồng cài áo được diễn ra vào lễ Vu Lan. Vào ngày này những ai còn cha mẹ sẽ cài trước ngực áo bông hồng đỏ, còn những ai cha mẹ đã khuất thì cài bông hồng trắng. Đây là những nghi thức được khởi xướng vào vào năm 1962 bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh nhằm để thể hiện những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng.

Ngày Lễ Vu Lan là dịp để con cáo báo hiểu ông bà, cha mẹ
Ngày Lễ Vu Lan là dịp để con cáo báo hiểu ông bà, cha mẹ

Nên làm gì vào tháng vu lan báo hiếu?

Nếu như bạn chưa biết vào tháng Vu Lan nên làm gì để nhằm giúp bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của mình với cha mẹ, ông bà, tổ tiên hãy tham khảo những gợi ý sau đây:

Chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên

Vào ngày Vu Lan báo hiếu, các gia đình sẽ làm mâm cơm lễ cúng để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính, với smong muốn được các bậc bề trên phù hộ đồ trì cho gia quyến mạnh khỏe, bình an.

Thăm viếng phần mộ tổ tiên

Ngày lễ Vu Lan chính là ngày để thể hiện lòng biết ơn, thành kính dành cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cho nên bạn có thể thăm viếng mộ của những người thân đã mất, của tổ tiên. Cầu nguyện để gia đạo được bình an, thuận hòa.

Xem thêm: Lễ thôi nôi là gì? Những thứ cần chuẩn bị trong ngày lễ thôi nôi

Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ

Vào dịp lễ này, bạn có thể đến chùa vãn cảnh, lễ Phật, làm công quả cho nhà chùa, thả hoa đăng,… cầu bình an, sức khỏe cho cha mẹ, người thân của mình. Chú ý khi đến lễ chùa bạn hãy ăn mặc kín đáo, lịch sự nhằm giúp giữ gìn sự tôn nghiêm tại những nơi linh thiêng.

Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ dịp Lễ Vu Lan 
Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ dịp Lễ Vu Lan

Ăn chay tích đức, làm việc thiện

Trong tháng này bạn nên làm nhiều việc thiện, ăn chay, tích đức và không sát sinh, đây cũng là cách để nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ.

Dành thời gian ở bên, chăm sóc cho ông bà, cha mẹ

Vào những dịp này bạn nên dành nhiều hơn thời gian để trò chuyện, chăm sóc cho cha mẹ, ông bà. Bạn có thể cùng người thân của mình đi chùa cầu bình an, đi chơi, cùng nhau ăn bữa cơm ấm cúng để tình cảm thêm bền chặt, gắn kết với nhau. 

Tặng những món quà ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ

Vào dịp ngày Vu Lan bạn có thể dành tặng đến ông bà, cha mẹ những món quà ý nghĩa để thể hiện tấm lòng biết ơn đến đấng sinh thành.

Qua chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể hiểu được lễ vu lan là gì, cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này. Chúc cho tất cả chúng ta sẽ có được một mùa Vu Lan với nhiều niềm vui, hạnh phúc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *