Đặc công là một trong những lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên lực lượng đặc công là gì còn khá nhiều người chưa hiểu rõ. Nếu bạn đọc muốn hiểu hơn về sĩ quan đặc công là gì? Vai trò, nhiệm vụ của lực lượng này ra sao thì tuyệt đối không nên bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây của maychasandon.com!
Lực lượng đặc công là gì?
Nhắc đến Lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua lực lượng Đặc công. Đây là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, là binh chủng chiến đấu và công tác đặc biệt của quân đội nhân dân Việt Nam.

Lính đặc công được đào tạo một cách nghiêm ngặt, bài bản cùng với quy trình huấn luyện nghiêm ngặt theo hướng tinh – gọn nhẹ – chất lượng cao. Lực lượng đặc công có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, nhằm để tập kích bất ngờ vào các mục tiêu hiểm yếu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Lịch sử hình thành lực lượng Đặc công Việt Nam
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, vào đêm ngày 18/3/1948, đội du kích Tân Uyên, tỉnh Thủ Biên đã bí mật xâm nhập vào đồn địch, dùng lựu đạn, súng trường tiêu diệt toàn bộ 10 tên địch, rút khỏi trận địa an toàn. Trận đánh này điển hình cho tính chất của “đặc công”.
Nhằm thực hiện chủ trương “chỉnh đốn quân giới” của Đảng, tháng 10-1949, Bộ Tư lệnh Khu 7 đã chỉ đạo Tỉnh đội Biên Hòa chế tạo vũ khí mới để phá tường lô cốt, đánh tháp canh của địch. Đêm ngày 21/3/1950, ở Biên Hòa, 50 tổ chiến đấu đã đồng loạt đánh các đồn địch ở các trục đường lộ 15, 16, 1, nhanh chóng tiêu diệt gọn lực lượng địch.
Sau chiến thắng của trận này, Phòng Tham mưu Khu 7 đã họp để rút kinh nghiệm cách đánh và thống nhất gọi cách đánh này là “công đồn đặc biệt”, gọi tắt là “đặc công”. Những chiến sĩ tham gia vào trận đánh này được gọi là chiến sĩ đặc công.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sĩ đặc công thực hiện nhiệm vụ đánh khu trung tâm các mục tiêu trọng yếu, góp phần cùng quân và dân làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Với sự trưởng thành, phát triển và những chiến công xuất sắc của bộ đội đặc công, ngày 19/3/1967, tại Trường bổ túc cán bộ dân tộc Trung ương Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thay mặt Đảng, Nhà nước, Quân đội về thăm bộ đội đặc công trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ chính thức thành lập Binh chủng Đặc công. Từ đó, 19/3/ được xem là ngày thành lập lực lượng binh chủng Đặc công Việt Nam.
Đào tạo bộ đội đặc công như thế nào?
Đặc công là đơn vị thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cần đảm bảo những kỹ năng chiến đấu đặc biệt. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ, bộ đội đặc công cần có sức khỏe, bản lĩnh, cũng như trải qua những bài huấn luyện gian khổ, thử thách sức chịu đựng trong điều kiện khắc nghiệt.
Những bài tập kỹ năng và chiến thuật, võ thuật là một nội dung quan trọng trong kỹ thuật chiến đấu đối với bộ đội đặc công. Đối với Đại đội chống khủng bố còn cần phải thực hiện một cách nhuần nhuyễn kỹ thuật leo trèo, khả năng xử trí tình huống. Kỹ thuật ngụy trang để che giấu người, vũ khí không để địch phát hiện ra.
Phân loại các lực lượng Đặc công Việt Nam
Quá trình tuyển chọn và đào tạo lực lượng Đặc công vô cùng phức tạp, để thực hiện được các nhiệm vụ chiến lực khác nhau, phù hợp với tình hình mới, bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành phân loại thành nhiều lực lượng Đặc công khác nhau để có những quy trình đào tạo đặc biệt, phù hợp với nhiệm vụ đặc thù:
Lực lượng đặc công bộ (lục quân)
Huấn luyện gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Hiện Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân.
Nội dung huấn luyện gồm: xạ kích, cài mìn, đánh bộc phá, phá chướng ngại vật, chiến đấu tay không, ngụy trang, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị,…
Điểm mạnh của bộ đội đặc công Việt Nam:
- Thiên về độc lập tác chiến.
- Có khả năng ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu
- Khả năng sinh tồn cao.

Lực lượng Đặc công nước
Lực lượng này được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,.. cùng những mục tiêu để có thể xâm nhập qua đường thủy.
Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với đánh trên bộ. Vũ khí được trang bị cũng khác biệt hơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, mặt trận sông biển có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần đánh bại kẻ thù.
Lực lượng Đặc công Biệt động
So với đặc công bộ lực lượng này có hơi khác biệt. Biệt động hầu như chỉ hoạt động vào ban ngày, rút lui về đêm. Họ phải tác chiến độc lập, luôn nương nhờ vào hậu cần của người dân hỗ trợ.
Vào cuối các cuộc chiến thì đặc công biệt động sẽ được tách hẳn làm 2 thành phần: những tân binh thiếu kinh nghiệm (đa số là nữ) tham gia dẫn đường cho bộ đội chủ lực chiếm giữ nội đô. Những người có nhiều kinh nghiệm được huy động về căn cứ để huấn luyện bộ binh trở thành đặc công.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được đặc công là gì, cũng như lịch sử hình thành và phân loại lính đặc công. Có thể nói đây là một trong những lực lượng nòng cốt của quân đội Việt Nam với nhiều chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi chung của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.