Ngày Báo chí Việt Nam là ngày nào? Lịch sử Ngày Báo chí Việt Nam là gì? Tất cả những thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Ngày Báo chí Việt Nam là ngày gì?
Ngày Báo chí Việt Nam hay được gọi đầy đủ là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21 tháng 6 là dịp tri ân các thế hệ nhà báo đã cống hiến tài năng, trí tuệ, sự thành nhiệt cả cuộc đời của mình để viết ra những bài báo hay, phản ánh chân thực các sự kiện và đưa ra những quan điểm của mình theo góc nhìn chính trị, xã hội, về đời sống văn hoá, những tấm gương đáng được vinh danh…

Hàng năm, cứ vào ngày này, Đảng và Chính phủ, kết hợp cùng các ban ngành, các tỉnh thành phố phát động các buổi tri ân các nhà báo, và các hoạt động, các cuộc thi. Chính vì vậy, ngày 21/6 không chỉ đơn thuần là ngày tri ân mà còn là dịp để những người làm báo trên khắp cả nước nhìn lại những chặng đường mà họ đã trải qua để vững tin vào sự nghiệp đóng góp cho nghề báo chí cách mạng.
Nguồn gốc
Kể từ những năm 60 của thế kỷ XIX, một số báo đã được phát hành tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Đến đầu thế kỷ XX, hàng loạt các tờ báo của người Việt Nam đã được xuất bản và phát hành rộng rãi hơn, hội tụ nhiều cây bút mới mang khuynh hướng chính trị khác nhau.
Đến ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã sáng lập báo Thanh Niên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam đầu tiên.
Từ khi báo Thanh Niên được công bố, nền báo chí Việt Nam đã tập trung giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân đó là đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đào tạo các nhà báo vô sản đầu tiên tại Việt Nam như: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Trương Văn Lĩnh…
- Ngày 2/6/1950, Chính phủ chính thức đưa ra quyết định cho thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, tức Hội Nhà Báo Việt Nam ngày nay.
- Đến tháng 7/1950, Tổ chức Báo chí quốc tế đã công nhận Hội những người viết báo Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức.
- Tháng 2/1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng đưa ra quyết định số 52 ngày 5/2/1985, lấy ngày ra số báo đầu tiên của báo Thanh Niên làm Ngày Báo chí, nhằm đề cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, gắn chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với ngành báo chí nước nhà.
- Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên, Lễ kỷ niệm ngày Báo chí được tổ chức và kỷ niệm 60 năm ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên. Đây là ngày lễ kỷ niệm không chỉ riêng ngành báo chí mà còn là ngày của toàn dân Việt Nam.
- Ngày 21/6/2000, nhân ngày kỷ niệm 75 năm ngày Báo chí, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý đổi tên Ngày Báo chí thành Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Ý nghĩa
Từ sau khi thống nhất đất nước, ngành báo chí của nước ta đã phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng bài báo, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước.
Nội dung được xuất bản trên báo ngày càng phong phú, hình thức đẹp, và được người dân đón nhận rất hiệu quả.
Đứng trước những yêu cầu đổi mới, báo chí cách mạng Việt Nam vẫn sẽ kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt chức năng “báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân”
Trong thời kỳ hội nhập và đổi mới đất nước, báo chí đã không ngừng tuyên truyền các đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, đề cao các mô hình kinh tế mới và phản ánh những nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
Không chỉ có vậy, hình ảnh đất nước còn được quảng bá mạnh mẽ, đưa Việt Nam hội nhập với bạn bè thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời , đây cũng chính là vũ khí tối tân nhất lúc bấy giờ chống lại các thế lực thù địch của đất nước, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Các hoạt động kỷ niệm
Hằng năm, các hoạt động kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam được diễn ra rất chỉnh chu về mọi mặt. Bao gồm:
- Lễ tôn vinh và trao giải Báo chí Quốc gia

- Triển lãm ảnh và các bài báo được đánh giá cao
- Tổ chức gặp mặt những nhà báo tiêu biểu
- Tổ chức các hoạt động giao lưu như thi đấu bóng đá, cuộc thi viết báo với chủ đề chung…giữa các cơ quan báo chí trên toàn quốc
Xem thêm >>> Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? Lịch sử và ý nghĩa ngày này
Tổng hợp những lời chúc Ngày Báo chí Việt Nam
Để Ngày Báo chí trở nên có ý nghĩa hơn, toàn vẹn hơn, chắc hẳn không thể nào thiếu được những lời chúc mừng Ngày Báo chí đầy chân thành.
- Nhân Ngày Báo chí Việt Nam, xin gửi những lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công tới các nhà báo đã cống hiến tri thức và tài năng của mình để mang đến những nét chữ tuyệt vời cho ngành báo chí nước nhà.
- Nhân kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam, xin gửi tới các anh chị em nhà báo, phóng viên, biên tập viên và những người làm việc trong ngành truyền thông lời chúc sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Chúc các đồng chí sẽ luôn giữ vững phong thái của mình, giữ vững ngòi bút để trở thành những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
- Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúc các anh, chị, em, cô chú có một ngày lễ thật nhiều niềm vui và luôn vững vàng với nghề báo. Cảm ơn những đóng góp thầm lặng của mọi người đã mang đến cho độc giả những tác phẩm tuyệt vời.
- Nghề Báo là một nghề cao cả, người làm báo là một người đáng được kính trọng. Cây bút chính là thứ vũ khí sắc bén nhất để nói lên những góc nhìn trong xã hội, mang lời nói của người làm báo đến với quần chúng nhân dân một cách toàn vẹn nhất.
- Vinh hay nhục, sang hay hèn là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Chính vì thế, hãy đối xử với nghề náp bằng cả niềm đam mê và trách nhiệm. Chúc mừng Ngày Báo chí Việt Nam, chúc mừng các nhà báo Việt Nam!

- Nghề báo cũng giống như mọi nghề nghiệp khác trong cuộc đời này. Không vinh quang hơn, cũng không hèn mọn hơn. Chúc tất cả các anh, chị, em nhà báo một năm đầy thành tựu, mang đến cho người dân những câu chữ đẹp nhất, tự hào với ngành nghề mà mình lựa chọn.
- Kính chúc các anh, chị, em nhà báo nhiều sức khoẻ, giữ mãi nhiệt huyết với nghề, gặt hái được nhiều thành công hơn nữa để đóng góp sức lực của mình trong sự nghiệp phát triển nền báo chí Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ về nguồn gốc và lịch sử hình thành Ngày Báo chí Việt Nam. Chúc bạn có thể tìm được những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi đến những nhà báo thân yêu.