Việt Nam có rất nhiều các ngày lễ kỷ niệm lớn, trong đó bao gồm cả Ngày Doanh nhân. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn lý giải Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào cùng với nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài nét về sự hình thành của giới Doanh nhân Việt Nam.
Doanh nhân Việt Nam là ai?
Trong những thập kỷ trước khi ngành công nghiệp và thương mại bắt đầu xuất hiện, lúc này đã xuất hiện những thương nhân trao đổi, mua bán hàng hoá được xem là doanh nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
Bản chất của một doanh nhân là những người làm ăn buôn bán. Đến thời hiện đại, các doanh nhân đã được đánh giá cao hơn, họ trực tiếp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, thực hiện mọi hoạt động thương mại, công nghiệp với mục đích tạo dòng tiền, sản phẩm và doanh thu. Họ kết hợp sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, đầu óc và nguồn vật chất để không ngừng tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế.

Doanh nhân chỉ là người sáng lập, chủ sở hữu hoặc là một cổ đông lớn trong một doanh nghiệp thương mại. Doanh nhân đôi khi giữ chức vụ giám đốc điều hành, trực tiếp quản lý doanh nghiệp mặc dù họ chưa chắc là người sở hữu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, người giữ chức vị giám đốc công ty nhà nước không được gọi là doanh nhân. Doanh nhân chỉ dùng để gọi những người của doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài.
Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào?
Tại Việt Nam, những người trong giới doanh nhân đã được dành riêng một ngày để tôn vinh họ, những người trực tiếp tạo công việc cho người lao động, đóng thuế vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
Nhà nước cũng tạo sự quan tâm đặc biệt tới giới doanh nhân Việt Nam, chính vì vậy mà Thủ tướng đã quyết định lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm để làm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Cho đến hiện tại biểu tượng của Ngày Doanh nhân Việt Nam vẫn chưa từng được công bố chính thức.

Ngày Doanh nhân Việt Nam trong những năm tới cụ thể như sau:
- Năm 2022 là thứ Năm ngày 13 tháng 10
- Năm 2023 là thứ Sáu ngày 13 tháng 10
- Năm 2024 là Chủ Nhật ngày 13 tháng 10
- Năm 2025 là thứ Hai ngày 13 tháng 10
Xem thêm >>> Nguồn gốc, ý nghĩa và những lời chúc ngày báo chí Việt Nam
Lịch sử Ngày Doanh nhân Việt Nam
Lịch sử của Ngày Doanh nhân Việt Nam bắt nguồn từ Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải. Trong quyết định, Thủ tướng đã tuyên bố lấy ngày 13 tháng 10 là ngày Doanh nhân Việt Nam, nhằm tôn vinh những Doanh nhân Việt Nam đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trùng hợp vào đúng ngày 13/10 cách đó 71 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 13/10/1945). Bởi vậy, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày này làm ngày Doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “…Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng.
Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng…”
Ý nghĩa của Ngày Doanh nhân Việt Nam
Sự thành lập ngày Doanh nhân Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. Hơn ai hết, những người doanh nhân xuất sắc cũng như những người nông dân, công nhân, tri thức. Họ đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đạt được vinh quang, thành tựu tốt, có những thăng trầm cùng với sự phát triển của đất nước.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay, những lời gửi gắm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên vẹn giá trị, thể hiện đường lối đúng đắn và chỉ dẫn mang tính chiến lược của Người đối với việc khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước.
Sự ra đời của ngày Doanh nhân Việt Nam như một bước tiến rõ ràng về đường lối chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương, chính sách phát triển của các doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân; hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tự tin góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để Đảng và Nhà nước biểu dương khen thưởng cho các doanh nhân có đóng góp lớn, các doanh nghiệp giỏi thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp bằng các hình thức khen thưởng, tôn vinh khác nhau.
Các hoạt động kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
Hàng năm, Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 vẫn được diễn ra ở nhiều địa phương, hiệp hội tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu hoặc các chuỗi sự kiện liên quan trong ngày lễ này. Tuy nhiên, trong những năm dịch bệnh diễn biến phức tạp, các hoạt động cũng đã bị hạn chế và tổ chức trong quy mô nhỏ hơn.

Hưởng ứng Ngày Doanh nhân, một vài đơn vị đã mở các cuộc thi đấu thể thao như bóng đá, bóng chuyền, golf, tennis…Tiếp theo đó là không thể thiếu chương trình gặp gỡ, hội thảo các phương hướng kinh doanh, củng cố các mối quan hệ đối tác. Kèm theo là hoạt động khen thưởng, tặng hoa và trao quà cho các doanh nhân có thành tích xuất sắc, đem lại nhiều thành tựu cho doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin chi tiết của chúng tôi về Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 cùng với nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của ngày doanh nhân đối với sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế đất nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, vui lòng để lại bình luận phía dưới để chúng tôi có thể giải đáp trong thời gian sớm nhất!