Màu sRGB là gì? Điểm nổi bật của màu sRGB

Sơ đồ biểu thị dải màu sRGB

sRGB là gì? Bạn nhìn thấy trong thực tế, trên sách vở hay màn hình máy tính màu sắc thường khác nhau mặc dù cùng một hình ảnh đó. Vậy bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi tại sao lại có sự khác nhau như vậy chưa. Và thực chất chế độ màu từ các kênh hiển thị đó là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm của màu sRGB nhé.

sRGB là gì?

sRGB được biết đến là khoảng màu hay dải màu nhỏ nhất thuộc giới hạn của tất cả các màu sắc nói chung trong thực tế. Dải màu sRGB được sử dụng ở hầu khắp các thiết bị hiển thị hình ảnh, trong nhiếp ảnh, đồ họa, in ấn. sRGB giúp tạo nên các bức ảnh, đồ vật, công trình… có tính thẩm mỹ cao.

Sơ đồ biểu thị dải màu sRGB
Sơ đồ biểu thị dải màu sRGB

Đây là dải màu được áp dụng vào năm 1996 trên màn hình, Internet, in ấn bởi Microsoft và HP. Trong tiến trình phát triển, sRGB tiếp tục được tiêu chuẩn hóa vào năm 1999 bởi IEC. Đến nay, sRGB vẫn giữ một vị trí quan trọng, là dải màu tiêu chuẩn phổ biến ở các màn hình phổ thông.

Đặc điểm của màu sRGB

Từ việc hiểu được khái niệm của dải màu sRGB là gì, không ít câu hỏi đã được đặt ra rằng: đặc điểm của hệ màu này ra sao? Màu sRGB là tiêu chuẩn về không gian màu sắc được International Electrotechnical Commission quy định, chính vì thế nó tương thích với hầu hết các thiết bị khác nhau. Một chiếc màn hình thông thường có độ bao phủ khoảng 95 – 100% sRGB là có thể đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn của nhiều đối tượng khác nhau.

Sự khác nhau giữa sRGB và Adobe RGB
Sự khác nhau giữa sRGB và Adobe RGB

Khác với dải màu Adobe RGB, sRGB có ít dải màu hơn, cho màu sắc có tông dịu nhẹ và tinh tế hơn. Chính vì thế, khi muốn thiết kế hoặc cho ra chất lượng hình ảnh hiển thị nhẹ nhàng, sang trọng thì người dùng có thể sử dụng sRGB.

Đồng thời, sRGB có chi phí rẻ hơn các hệ màu khác trên thị trường, do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà người dùng cân nhắc lựa chọn. Ví dụ một số trường hợp ưu tiên sử dụng sRGB đó là: ảnh trên Facebook, Instagram, Zalo…

Dải màu sRGB hiển thị trên các thiết bị như thế nào?

Các loại màn hình

Màu sRGB hiển thị trên màn hình
Màu sRGB hiển thị trên màn hình

Các màu sắc trong bảng màu nói chung được tạo thành từ 3 màu đó là: đỏ, xanh dương, xanh lá cây. Từ đặc điểm này, các loại màn hình, thiết bị đã sử dụng cơ chế hòa trộn màu để tạo nên những màu sắc nổi bật.

Đối với chuẩn màu sRGB thường cung cấp khoảng 16,7 triệu màu trên màn hình, giúp hiển thị một cách chân thực và chính xác các đặc điểm của con người, sự vật và hiện tượng. Điều này nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng lệch pha giữa hình ảnh thực và màn hình hiển thị khi truyền tới người xem.

Trong in ấn

Ngược với các màn hình hiển thị, các loại máy in ảnh, in màu thường sử dụng phương pháp tách màu để loại bỏ những màu không cần thiết và giữ lại các gam màu chính.

Dải màu sRGB được ứng dụng trong việc in ấn thường cho ra kết quả màu nhạt nhòa so với các ảnh gốc. Trong trường hợp chất lượng máy in, giấy in không tốt còn cho ra các bức ảnh thiếu sắc nét hơn. Chính vì vậy, trước khi thực hiện công đoạn in ấn này, bạn cần cân nhắc để chuyển đổi sang hệ màu phù hợp. Cụ thể nhất đó là CMYK (màu lục, màu đỏ thẫm, màu vàng và màu đen).

>>> Bài viết tham khảo: Canva là gì? Chức năng, cách sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa Canva

Trên đây là những kiến thức tổng hợp nhằm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc màu sRGB hay chế độ màu sRGB là gì? Đặc điểm của dải màu này ra sao. Mong rằng các thông tin này sẽ có ích với bạn trong các trường hợp thực tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *