SSHD là gì? Việc lắp SSHD trên laptop có thực sự hiệu quả không? Bạn đang muốn tìm kiếm và chọn mua loại ổ cứng phù hợp nhất cho chiếc máy tính của mình, tuy nhiên lại chưa biết nên tham khảo thông tin ở đâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “gỡ rối” những thắc mắc một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
SSHD là gì?
Ổ cứng SSHD là gì? Thực chất đây là loại ổ cứng lai khi có sự kết hợp giữa ổ cứng HDD và SSD với dung lượng khoảng 8GB. Vậy ổ cứng SSD và HDD là gì?

- HDD viết tắt của Hard Disk Drive, được biết đến là loại ổ cứng truyền thống, có tác dụng lưu trữ cơ bản và thường được lắp đặt sẵn trên máy tính khi người tiêu dùng mua mới. HDD hoạt động bằng cơ, cấu tạo của ổ cứng là một đĩa kim loại có phủ thêm một lớp từ tính. Đó sẽ là nơi lưu trữ dữ liệu quan trọng của người dùng.
- SSD được viết tắt của cụm từ Solid – State Drive có nghĩa là ổ cứng ở thể rắn. Khác với HDD, SSD được lắp thêm một con chip bộ nhớ flash giúp lưu lại dữ liệu nhanh chóng kể cả lúc ổ không được cấp điện.
Nguyên gốc của SSHD là ổ HDD và được tích hợp thêm bộ nhớ SSD. Các dữ liệu sau khi được phân tích và xử lý sẽ được tự động phân loại và lưu vào firmware của ổ SSHD (HDD hoặc SSD) một cách phù hợp nhất.
>>> Bài viết tham khảo: FYI là gì? Từ FYI được sử dụng như thế nào là đúng?
Vì sao người dùng chọn ổ cứng SSHD

Ổ cứng SSHD không chỉ kế thừa đặc tính về tốc độ nhanh, mượt của SSD mà còn có dung lượng lớn của HDD. Nếu có nhu cầu sử dụng một chiếc máy để học thiết kế hoặc đơn giản là chơi game thì SSHD là sự lựa chọn hoàn hảo mà người dùng không nên bỏ qua.
So sánh tốc độ trung bình của SSHD với HDD, SSHD nhanh gấp khoảng 2 – 3 lần. Thời gian để khởi động máy tính có lắp SSHD thường dưới 1 phút. Còn đối với những chiếc máy có ổ cứng HDD sẽ cần thời gian dài hơn để mở máy và đạt tốc độ vận hành tối đa. Tuy nhiên, so về tốc độ của SSHD và SSD thì ổ cứng SSHD vẫn còn hạn chế hơn.
Ổ SSHD tương thích với hầu hết các dòng máy trên thị trường. Đồng thời, khi gắn SSHD vào máy tính, người dùng sẽ không cần phải cài đặt hoặc sử dụng một phần mềm trung gian nào để hỗ trợ. Điều này giúp tiết kiệm không gian của bộ nhớ, giúp máy hoạt động ổn định hơn.
Thêm vào đó, loại ổ cứng này được thiết kế với tính năng lưu tự động sau khi phân loại các dữ liệu để chuyển vào ổ SSD và HDD còn trống. Hệ điều hành thuộc bộ nhớ SSHD sẽ tự động được kích hoạt trong cache. Từ đó giúp đảm bảo lưu dữ liệu một cách đầy đủ nhất, tránh tình trạng mất các dữ liệu quan trọng khi xảy ra sự cố về điện.
Ổ cứng SSHD hiện tại giá bao nhiêu?
Ổ cứng SSHD ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều. Chính vì thế trên thị trường cũng xuất hiện không ít các đơn vị cung cấp, phân phối loại ổ cứng này với các mức giá khác nhau.

Ví dụ điển hình về loại ổ cứng SSHD 500GB Seagate Firecuda đang được bán với giá khoảng 800.000 đồng. Ổ SSHD 1 TB có giá khoảng 1,2 triệu đồng. Trong khi đó, cùng dung lượng 1TB, ổ cứng SSD từ 2,3 – 11,5 triệu đồng, tùy thuộc vào từng dòng SSD cụ thể. Còn ổ HDD là từ 1,2 – 1,3 triệu đồng.
Như vậy có thể thấy, mức giá của SSHD 1TB hay 500GB cho laptop ở tầm trung, nằm giữa khoảng của SSD và HDD. Mức giá được giao bán tương xứng giữa các yếu tố về hiệu năng sử dụng và không gian lưu trữ. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau trong công việc, học tập mà người tiêu dùng đưa ra quyết định chính xác nhất trong việc chọn mua loại ổ cứng cho máy tính.
>>> Bài viết tham khảo: Cách tìm lại bạn đã xóa trên zalo đơn giản nhất
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về ổ cứng lai SSHD là gì? Lợi thế của loại ổ cứng này cũng như mức giá bán ổ cứng lai SSHD 500GB, 1TB trên thị trường hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn lựa chọn được loại ổ cứng tốt nhất cho chiếc máy của mình.