Lý giải nguyên nhân tại sao lá cây có màu xanh?

Vai trò của chất diệp lục

Tại sao lá cây có màu xanh chứ không phải là một màu sắc khác là điều được nhiều người băn khoăn. Giải thích lá cây có màu xanh do đâu? vai trò của lá cây? Tại sao lá cây lại chuyển màu? Sao lá cây có màu xanh,.. tất cả những thông tin hữu ích và hấp dẫn về lá cây sẽ được maychasandon.com của chúng tôi thông tin ngay sau đây!

Tại sao lá cây có màu xanh lục chứ không phải là màu khác?

Lá cây có màu xanh lục vì trong lá cây có chứa các bào quan lục lạp. Trong lục lạp lại chứa sắc tố đặc biệt được gọi là chất diệp lục. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam, đỏ, nhưng lại chiếm tỉ lệ thứ yếu. Vì thế màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

Vì sao lá cây có màu xanh?
Vì sao lá cây có màu xanh?

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời, ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. Màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt vì thế khiến cho chúng ta nhìn thấy lá cây có màu xanh thay vì một màu sắc khác.

Điều này giúp chúng ta lý giải được vấn đề lá cây có màu xanh lục vì sao. 

Chất diệp lục là gì?

Sau khi giải thích tại sao lá cây có màu xanh thì nhiều người lại băn khoăn về chất diệp lục. Hầu hết lá cây có màu xanh vì nhờ chất diệp lục. Chất diệp lục là sắc tố quang giúp tổng hợp nên màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. 

Bên cạnh chất diệp lục thì carotenoidxantophyl cũng là một trong những sắc tố cảm quang được tìm thấy ở thực vật, cũng như một số sinh vật quang tổng hợp khác. Những sắc tố này được cố định ở trong màng lục lạp của lục lạp.

Lá cây có màu xanh diệp lục vì đâu?
Lá cây có màu xanh diệp lục vì đâu?

Chất diệp lục hấp thụ mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ. Cho nên màu của mô chứa chất diệp lục tương tự như màu của lá cây.

Quá trình quang hợp khiến lá cây có màu xanh đúng không?

Trong quá trình quang hợp, chất diệp lục thường hấp thụ ánh sáng mặt trời để giúp tạo ra các sản phẩm hữu cơ. Chính đặc điểm này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng quá trình quang hợp đã khiến cho lá cây có màu xanh.

Trên thực tế, khi quang hợp lá cây hấp thụ tất cả các bước sóng ánh sáng, trừ ánh sáng xanh. Vì thế, nếu như cho rằng quá trình quang hợp tác động khiến lá cây có màu xanh là điều hoàn toàn không chính xác.

Quang hợp chỉ là một nhân tố gián tiếp giúp chúng ta quan sát được lá cây có màu xanh lục mà thôi.

Chất diệp lục có vai trò, lợi ích gì?

Lợi ích của chất diệp lục

Chất diệp lục có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Chất diệp lục là một trong những nguồn chính của thực phẩm, năng lượng của chúng đặc biệt tốt đối với sức khỏe con người. 

Chất diệp lục có vai trò gì?
Chất diệp lục có vai trò gì?

Chất diệp lục bảo vệ cơ thể dưới nhiều hình thức như giúp làm sạch cơ thể khỏi các kim loại nặng, cũng như các chất độc đến chống nhiễm trùng.

Vai trò của chất diệp lục

Ta có phương trình cân bằng tổng thể cho quang hợp như sau:

6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2

Carbon dioxide và nước phản ứng giúp tạo ra glucose và oxy. Phản ứng tổng thể không chỉ ra được mức độ phức tạp của các phản ứng hóa học hay những phân tử có liên quan.

Thực vật và các sinh vật quang hợp khác dùng chất diệp lục để nhằm hấp thụ ánh sáng (năng lượng mặt trời), từ đó giúp chuyển hóa thành năng lượng hóa học. 

Chất diệp lục có khả năng giúp hấp thụ mạnh ánh sáng xanh, cùng một số ánh sáng đỏ. Nhưng lại hấp thụ kém đối với màu xanh lục (phản chiếu nó), vì thế mà lá và tảo giàu chất diệp lục có màu xanh lục.

Vai trò của chất diệp lục
Vai trò của chất diệp lục

Mọi loại lá cây đều có màu xanh lục đúng không?

Lá cây có màu xanh vì nhờ chất diệp lục. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại lá cây đều sẽ có màu xanh. Ví dụ như:

Rong biển

Rong biển có lá màu nâu hoặc màu đỏ nhằm để hấp thụ ánh sáng tốt hơn phục vụ quá trình quang hợp. Vì thế ở những vùng nước nông rong biển có màu xanh, nhưng ở những vùng nước sâu thì rong biển lại có màu đỏ hoặc màu nâu thay vì là màu xanh.

Cây rau dền

Mặc dù không sống sâu ở dưới nước như cây dong biển, nhưng do hay sống núp ở dưới những bóng của cây khác, vì thế lá rau dền vẫn có màu đỏ. Thực tế, trong rau dền thì hàm lượng anthocyanin (hợp chất màu đỏ) chiếm tỉ lệ nhiều hơn. 

Đó là lý do vì sao lá rau dền dưới ánh nắng mặt trời sẽ là màu đỏ hoặc màu tím.

Mặc dù không phải là màu xanh nhưng trong lá rau dền có diệp lục. Khi bạn đổ nước nóng vào trong lá rau dền, trong vài phút sẽ thấy lá cây chuyển từ màu đỏ sang xanh.

Cây rau dền có màu đỏ
Cây rau dền có màu đỏ

Cây thu hải đường

Lá của cây thu hải đường có 2 màu, mặt trên là màu xanh lục, còn mặt dưới của lá là màu nâu đỏ. Đây chính là sự thích nghi với môi trường sống. Vì cây này thường sống ở môi trường tối tăm, dưới những tán của loài cây khác.

Vì thế mặt trên của cây thường có màu xanh lục nhằm giúp hứng một ít ánh sáng sót lại từ trên cao chiếu xuống. Còn mặt dưới có màu nâu đỏ là để nhằm hấp thụ những tia sáng yếu ớt được phản xạ lại dưới đất hay từ lá của những loài cây khác mọc ở xung quanh.

Xem thêm >>> Bả chó là gì? Dấu hiệu khi trúng bả chó và cách chữa

Lý giải hiện tượng lá cây chuyển sang màu vàng

Thu về là khoảng thời gian lá cây chuyển sang màu vàng và rụng. Lá cây có màu xanh là nhờ diệp lục. Diệp lục tiếp nhận ánh sáng mặt trời giúp tạo nên được năng lượng cho quá trình quang hợp của cây.

Lý do vì sao lá cây chuyển sang màu vàng
Lý do vì sao lá cây chuyển sang màu vàng

Khi mùa hè kết thúc, thời gian chiếu sáng của mặt trời giảm đi, chính điều này khiến cho lá của cây không thể tiếp tục quang hợp được nữa trong mùa đông. Không khí khô lại thiếu ánh sáng mặt trời tạo thành lớp vách tại mỗi chiếc lá ngăn cách lá với cây.

Lá cây sẽ ngừng sản xuất chất diệp lục do cây sẽ không cần tới những sắc tố này cho đến mùa xuân năm sau. Chất diệp lục mất đi làm cho sắc tố màu vàng và màu cam bắt đầu xuất hiện..

Vì thế khi lá cây ngừng sản xuất diệp lục, lá cây sẽ đổi màu rất nhanh sang màu vàng (carotinoids). Một số nhà khoa học cho rằng lá sẽ tạo ra chất carotinoids khi chất diệp lục ngưng hoạt động. Sắc vàng giúp hấp thụ thêm một chút năng lượng mặt trời.

Ngoài màu vàng thì nhiều loại cây lại cho lá màu đỏ như cây phong. Màu đỏ là do sắc tố anthocyanin, phức tạp hơn một chút so với carotinoids. Chúng có liên quan đến lớp vách tại mỗi chiếc lá. Khi lớp vách này xuất hiện, những chiếc lá sẽ rụng nhằm để bảo tồn cho cây. 

Lá cây có màu vàng hoặc đỏ
Lá cây có màu vàng hoặc đỏ

Trước khi lá rụng, cây sẽ giữ lại đường, chất dinh dưỡng từ lá, sắc tố anthocyanin sẽ xuất hiện lúc này.

Lý giải về vấn đề lá cây chuyển sang màu đỏ là do sắc tố anthocyanin có tác dụng như một tấm chắn ánh sáng mặt trời, nhờ đó ngăn chặn các tia có hại như UV, tránh ánh sáng có cường độ quá mạnh. 

Vai trò của nó cũng được xem như một chất chống đông, giúp bảo vệ các tế bào cây khỏi bị đông cứng. Hơn nữa, lá cây màu đỏ cũng chính là dấu hiệu của bệnh tật và sự mệt mỏi.

Vì sao có lá cây chuyển sang màu vàng, nhưng lại cũng có lá chuyển sang màu đỏ? Các nhà thực vật học khẳng định cây phát triển tốt nhất khi có đầy đủ ánh sáng cây vào mùa thu cũng có thể sống được nhờ sự bảo vệ của chất carotinoids vàng. 

Với những cây sống ở trong bóng râm hay đất cằn cỗi sẽ có cơ chế tinh xảo hơn, cho nên lá của chúng tạo ra nhiều anthocyanin, từ đó giúp lá cây trở nên sẫm màu hơn.

Với những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp lý giải vấn đề tại sao lá cây có màu xanh, cũng như những bí ẩn hấp dẫn của lá cây. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc biết thêm được những điều thú vị ở xung quanh cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *