Tester là gì, vị trí này có gì mà thu hút mọi người tới vậy? Có thể thấy lĩnh vực công nghệ thông tin thời gian gần đây vô cùng phát triển với cơ hội việc làm cao cùng mức lương cực hấp dẫn. Một trong số đó thì Tester chính là nghề hứa hẹn với nhiều tiềm năng lớn trong tương lai.
Nghề tester là gì?
Nhân viên tester là gì? Tester là người có khả năng nắm vững các công cụ, kỹ thuật và kiến thức liên quan đến quá trình phát triển phần mềm. Trong giai đoạn phát triển phần mềm, Tester có vai trò kiểm tra, đánh giá, từ đó đưa ra được những thông số kỹ thuật sao cho phù hợp nhằm đảm bảo mang tới sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng.

Công việc của tester là gì? Tester sẽ tham gia, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thử nghiệm cũng như tạo ra các thiết kế thử nghiệm cho phần mềm. Họ là những người sẽ trực tiếp thử nghiệm, kiểm định sản phẩm, tính năng mới hoặc tính khả dụng của dự án. Sau đó báo cáo cho bộ phận phát triển, cải thiện sản phẩm nếu như có lỗi.
Đôi khi, Tester không hoàn toàn xác định được các lỗi phần mềm hay hệ thống. Họ chỉ có thể cân nhắc vào các nguyên tắc, quy luật để tìm ra các lỗi Bugs. Quy luật và nguyên tắc sẽ sự thay đổi, tùy chỉnh linh hoạt theo từng sản phẩm, phần mềm.
Con gái có nên học tester? Thực tế đây là ngành nghề phù hợp với mọi đối tượng nếu như bạn đam mê và yêu thích chúng.
Yêu cầu cần có của một tester?
Học tester có khó không? Học gì để trở thành tester?,… có rất nhiều câu hỏi liên quan đến công việc này. Tuy nhiên để có thể trả lời được cho câu hỏi này, trước hết bạn cần biết để trở thành một tester cần những yêu cầu sau đây:
- Hiểu rõ về sản phẩm, phần mềm mình kiểm tra.
- Tiến hành lên kế hoạch, chiến lược thử nghiệm chi tiết. Đặc biệt tuân thủ thực hiện để tìm ra những vấn đề tiềm ẩn, cũng như lỗ hổng của sản phẩm.
- Phân tích và đánh giá các ưu/nhược điểm cụ thể, cũng như rủi ro trong các thành phần, giao diện của sản phẩm.
- Kiểm tra lại code.
- Dùng câu lệnh và công cụ tự động hóa.
- Cập nhật các khía cạnh kỹ thuật của dự án liên tục
- Phân tích, ghi nhận về mọi vấn đề, cung cấp phản hồi thích hợp, đồng thời báo cáo lên các bộ phận liên quan.

Tầm quan trọng của tester
Đảm bảo chất lượng của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn là điều mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Phần mềm có tốt thì năng suất hoạt động mới có thể đạt được hiệu quả, giúp mang tới những thành phẩm chất lượng, đảm bảo làm hài lòng khách hàng.
Tester giúp hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi trao đến tay khách hàng.
Tối ưu chi phí
Đây là lợi ích to lớn mà Tester mang đến cho các doanh nghiệp. Việc kiểm tra các dự án công nghệ thông tin của các Tester sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết được dự án nào đúng thời hạn nhằm giúp tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư.
Giai đoạn Testing giúp doanh nghiệp thấy được những lỗ hổng, từ đó kịp thời sửa chữa để giảm chi phí xuống.
Bảo mật tốt, ngăn chặn rủi ro
Trách nhiệm của các Tester là loại bỏ mọi rủi ro, ngăn chặn các trục trặc xảy ra ở các sản phẩm phần mềm sao nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Cải thiện các trải nghiệm với khách hàng
Đây là mục tiêu chính mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn có được. Để xây dựng thương hiệu uy tín, sản phẩm cung cấp cho khách hàng cần phải chất lượng. Vì thế các doanh nghiệp cần Tester hỗ trợ để kiểm tra UI/UX, đảm bảo mọi thứ tốt nhất đến với người dùng.
Xem thêm: Outsource là gì? Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ outsource
Các Tester phổ biến hiện nay
Manual Tester
Manual tester là gì? Đây là lựa chọn phổ biến của phần lớn các bạn sinh viên đang theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin. Manual Tester là những người kiểm tra, thử nghiệm phần mềm thủ công. Để học manual test bạn không cần quá nhiều kiến thức chuyên sâu và nâng cao về lập trình, cũng như các thuật toán, code.
Nhưng để trở thành một Manual tester yêu cần bạn cần có một tư duy logic tốt, am hiểu và nắm vững vàng các định nghĩa, kỹ thuật hỗ trợ test nhằm sớm tìm được lỗi.
Bạn không nên chọn Manual Tester do chạy theo xu hướng. Đây sẽ là công việc lâu dài, vì thế bạn cần có sự cân nhắc kỹ càng, lựa chọn nghề nghiệp vì đam mê của mình.

Automation Tester
Automation tester là gì? Automation Tester không đơn giản giống như Manual Tester. Đây là những người kiểm tra, thử nghiệm công nghệ dựa trên các công cụ, kỹ thuật hỗ trợ tự động. Kết quả Automation Tester thu thập được đa phần sẽ đáng tin cậy hơn.
Làm Automation Tester sẽ sử dụng các dòng code do chính mình tạo ra nhằm để kiểm định phần mềm, dò lỗi bug. Nếu muốn làm tốt vị trí này bạn cần phải hiểu rõ các tools, frameworks nào sẽ hỗ trợ tốt nhất để lựa chọn.
Hơn nữa, Automation tester cùng đòi hỏi cao về khả năng về ngôn ngữ lập trình thật vững vàng để linh động cho các phần mềm và dự án khác nhau.
Để trở thành một Tester cần những gì?
Có kiến thức nền tảng
Bạn cần phải có cho mình những kiến thức cơ bản đối với một Tester như kiến thức cơ bản tin học văn phòng, thành thạo máy tính, Internet, cài đặt phần mềm. Cần biết cách đọc, phân tích phần mềm để thử nghiệm, phát hiện lỗi sai.
Đồng thời bạn phải có sự am hiểu sâu rộng và thành thạo các công cụ, kỹ thuật công nghệ:
- Trang bị kỹ năng về Database/SQL
- Biết các lệnh Linux
- Tìm hiểu về công cụ Test Management
- Nắm rõ kiến thức về công cụ Defect Tracking
- Hiểu được như thế nào là công cụ Automation.

Về kỹ năng mềm
Bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian mới có thể làm được công việc Tester. Luôn rèn luyện cho mình một tâm thế sẵn sàng đối diện với mọi thách thức để công việc luôn hiệu quả.
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng này rất quan trọng với các Tester. Việc chia nhỏ hệ thống phần mềm phức tạp sẽ giúp thu được kết quả kiểm thử phần mềm nhanh chóng, không bị sót
Kỹ năng giao tiếp
Điều này giúp bạn có thể truyền tải được các thông tin đến đối tác một cách thuyết phục và chuyên nghiệp nhất. Nhờ đó giúp mang lại hiệu quả cho công việc, cũng như góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài các kỹ năng trên thì để trở thành một Tester chuyên nghiệp bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới các kỹ năng khác như:
- Kỹ năng sáng tạo
- Biết làm mới bản thân
- Có tinh thần trách nhiệm
- Có kiến thức ngoại ngữ là điều quan trọng mà Tester cần có.
Các thuật ngữ liên quan
Fresher tester là gì? Senior tester là gì? Junior tester là gì?
Fresher, junior và senior đều là những thuật ngữ dùng để chỉ mức độ kiến thức, kinh nghiệm của một công việc nào đó. Trong đó:
- Fresher: Dùng để chỉ cấp độ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm
- Junior tester và senior tester là 2 vị trí chuyên sâu hơn. Với junior tester có ít kinh nghiệm nhưng có khả năng test các case phức tạp hơn và cần nhiều kỹ năng hơn so với fresher.

- Cao nhất trong 3 cấp độ là senior tester có thể đảm nhiệm bất kỳ công việc nào liên quan đến tester, có thể đảm nhận được các dự án độc lập.
Qa tester là gì?
QA Tester (Quality Assurance Tester) là người chịu trách nhiệm đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng. Cùng với đó, BA cũng chịu trách nhiệm xác minh phần mềm được xây dựng có đáp ứng các yêu cầu cuối cùng của khách hàng hay không. Điều này lý giải cho bạn ba tester là gì.
Qc tester là gì
QC (Quality Control) họ là những người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Có 2 vị trí QC là: manual QC (không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và automation QC (đòi hỏi kỹ năng lập trình).
Game tester là gì?
Game tester để chỉ những người làm việc cho các công ty sản xuất game, giúp kiểm tra các game trước khi phát hành.
Beta tester là gì?
Beta tester là những kỹ sư kiểm soát chất lượng phần mềm, giúp kiểm tra, thử nghiệm thực tế chất lượng phần mềm.
Hiện nay, beta tester đang là ngành nghề hot, với cơ hội việc làm cao.

Software tester là gì?
Software Tester là “Kiểm thử Phần mềm”, tức là việc thực hiện một chương trình, ứng dụng với mục đích tìm ra lỗi trước khi tung ra thị trường, giúp tránh những trục trặc đáng tiếc xảy ra.
Intern tester là gì
Đây là thuật ngữ để chỉ những người đang đi thực tập.
Tiktok tester là gì
Là người kiểm tra tik tok, đảm bảo mọi thứ trên ứng dụng được cải thiện.
Với những thông tin chúng tôi mang tới trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được tester là gì, cũng như những điều kiện để trở thành một tester chuyên nghiệp. Đừng quên nhấn theo dõi maychasandon.com của chúng tôi để liên tục cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhất!