Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Những việc cần làm trong Tết Đoan Ngọ

Những món ăn truyền thống trong Tết Đoan Ngọ

Tuổi thơ của mỗi chúng ta đều không thể nào quên được khoảnh khắc được bố mẹ gọi dậy buổi sáng tháng 5 để làm mọi thủ tục trong ngày Giết sâu bọ phải không nào? Cho đến tận bây giờ, những tục lệ này vẫn được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều năm nay. Hãy cùng maychasandon.com tìm hiểu rõ hơn về ngày Tết Đoan Ngọ đặc biệt này cùng ý nghĩa của nó trong bài viết dưới đây!

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ vào ngày nào? Có thể bạn chưa biết: có rất nhiều tên gọi khác nhau dành cho ngày lễ Tết này. Hãy theo dõi ngay những cách gọi mà chúng tôi nhắc đến dưới đây để xem bạn đã đoán đủ chưa nhé!

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Những việc cần làm trong Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Những việc cần làm trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là gì?

Hằng năm, cứ đến ngày 5/5 Âm lịch, người Việt ta lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương, giết sâu bọ, rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn có ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản.

Đoan Ngọ bắt nguồn từ chữ Hán Việt, trong đó Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa còn dương là mặt trời, khí dương. Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh, đang lên cao. Vì vậy mà Tết Đoan Ngọ thực chất là một ngày tết gắn liền với sự thay đổi thời tiết trong năm. 

Tết Đoan Ngọ trong tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật là gì?

Trong tiếng Anh, Tết Đoan Ngọ được dịch theo từng từ một. Chẳng hạn như: 

  • Tết: festival
  • Đoan có rất nhiều từ đồng nghĩa, bao gồm: the start, straight, middle, righteousness, just
  • Ngọ: at noon 

Tuỳ vào từng văn hoá thờ cúng ở mỗi quốc gia, nên Tết Đoan Ngọ của mỗi nước trong tiếng Anh sẽ có cách gọi tên khác nhau.

  • Tại Việt Nam là Middle-year Festival – 5/5 (Lunar)
  • Trung Quốc gọi là Dragon Boat Festival (lễ hội thuyền rồng), Duanwu Festival (Tết Đoan Ngọ)

Còn trong tiếng Trung, tết Đoan Ngọ được viết là 端午节, phát âm là pin yin: /Duānwǔ jié/. Tết Đoan Ngọ trong tiếng Nhật sẽ gọi là tango no sekku (端午の節句 hoặc たんごのせっく).

Ngoài ra theo lịch Âm, mùa hè thường bắt đầu vào 5/5 hoặc 6/5, là lúc thời tiết ẩm thấp của mùa xuân qua đi, tiết trời khô ráo trở lại, là thời điểm thích hợp để tiêu diệt những loại sâu bọ có hại cho cây cối và lương thực.

Xem thêm: Tết Nguyên Đán là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa tên gọi của nó là gì?

Hiện nay có rất nhiều những bàn luận tranh cãi về nguồn gốc của ngày lễ Giết sâu bọ. Có người nhận định rằng, nước ta cúng Tết Đoan Ngọ là do ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Quốc, có người lại cho rằng, Giết sâu bọ lại có nguồn gốc chính xác từ nước ta. 

Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một câu chuyện khác nhau khi nói về ngày lễ này. Chúng tôi sẽ giúp bạn kể lại hai câu chuyện phổ biến nhất được mọi người nhắc lại như sau: 

Tết Đoan Ngọ Trung Quốc được bắt nguồn từ đâu?

Nhiều người cho rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Hoa và gắn liền với câu chuyện ly kỳ, nổi tiếng nhất về vị quan thanh liêm tên là Khuất Nguyên.

Vào thời Chiến Quốc, ông được người đời xưng tụng là vị trung thần nước Sở và là nhà văn hóa cực kỳ có tiếng tăm.

Khuất Nguyên và câu chuyện về Tết Đoan Dương
Khuất Nguyên và câu chuyện về Tết Đoan Dương

Trong một lần can ngăn nhà Vua đưa ra những quyết sách “sai lệch” không được lại thêm bị gian thần hãm hại nên ông đã uất ức và gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào đúng ngày mùng 5/5 âm lịch.

Người dân thương tiếc cho sự trung nghĩa, bất khuất của ông nên hàng năm vào ngày này thì mọi nhà đều cùng nhau làm bánh bá trạng rồi thả trôi sông để tưởng nhớ tới vị quan liêm chính nước Sở này.

Sau này , Tết Đoan Ngọ còn được gắn liền với một tích khác đó là sự tích 2 chàng Lưu – Nguyễn gặp tiên.

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là 2 người dân thường sống ở đời nhà Hán. Nhân ngày 5/5 Âm lịch rủ nhau vào núi Thiên Thai hái thuốc, gặp hai nàng tiên nữ và đem lòng yêu mến, kết duyên cùng họ. 

Cả hai cặp đôi sống với nhau hạnh phúc trên núi Thiên Thai khoảng nửa năm thì hai người nhớ nhà và mong muốn trở về thăm cha mẹ, người thân. Không muốn xa chồng, hai tiên nữ hết lòng năn nỉ chồng ở lại cùng mình nhưng không thành, bèn đưa tiễn chồng về quê cũ. 

Không biết được khoảng cách thời gian ở cõi trần và cõi tiên, chỉ nửa năm ở trên núi, mà khi ra ngoài đã là mấy trăm năm. Cảnh vật đổi thay, quê nhà không còn, người thân cũng đã rời xa, hai chàng bèn rủ nhau qua trở lại núi nhưng lại không thể vào cõi tiên được nữa. Hai người cố gắng tìm mọi cách không thành, cho đến mãi sau này, người ta không còn thấy hai chàng trở về nữa…..

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Cái tên Tết Đoan Ngọ, giết sâu bọ bắt nguồn từ một điển tích. Do từ thời xa xưa vẫn chưa có các công cụ lưu trữ nên các điển tích này chủ yếu là được truyền miệng, bởi vậy mà có rất nhiều bản khác nhau khi nói về điển tích này. 

Theo người xưa kể lại, năm đó, dân làng đang vui vẻ ăn mừng vì một mùa bội thu thì đột nhiên sâu bọ kéo tới và phá huỷ toàn bộ cây trồng, rau củ đã thu hoạch. Người dân hoang mang và tìm đủ mọi cách để hoá giải nạn sâu bọ này nhưng không thành công. Bỗng một hôm, có một người đàn ông tới, và tự xưng là Đôi Truân chỉ cho dân làng cách để đuổi lũ sâu bọ này đi. Ông căn dặn mỗi nhà hãy lập một đàn cúng gồm có bánh tro và các loại trái cây, sau đó đứng trước nhà vận động tập thể dục.

Nghe theo lời dặn của ông, dân làng lập tức đi chuẩn bị và chỉ một lúc sau đó, sâu bọ lũ lượt bay đi mất. Ông lão còn dặn thêm mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ông dặn sẽ trị được chúng

Nói xong ông lão bỏ đi lúc nào không ai hay, dân làng định cảm tạ ơn ông đã cứu giúp nhưng ông không để lại bất cứ thông tin gì cho mọi người. Để tưởng nhớ việc này, dân làng đã đặt tên là ngày giết sâu bọ, còn có người lại gọi là Tết Đoan Ngọ vì cúng vào đúng giờ Ngọ ngày hôm đó.

Những nét ẩm thực đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ 

Không chỉ có những hoạt động đặc biệt trong ngày này mà còn có cả những món ăn mang đậm chất Diệt sâu bọ mà người dân ta vẫn thực hiện từ năm này qua năm khác. 

Bánh tro (bánh gio)

Bánh tro từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, dường như là không thể vắng mặt trong dịp Tết Đoan Ngọ ở vùng Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro còn có nhiều tên gọi khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và một vài tên gọi theo địa phương khác. 

Bánh tro được làm từ gạo nếp ngâm từ nước tro, đốt bằng củi của các loại cây khô hoặc là rơm nếp, sau đó gói trong lá chuối và mang đi luộc. Bánh sau khi luộc thì ăn cùng mật mía là đúng điệu, tạo nên hương vị thơm, béo, vô cùng thanh mát, tan nhanh trong miệng và để lại vị ngọt vương vấn nơi đầu lưỡi. 

Những món ăn truyền thống trong Tết Đoan Ngọ
Những món ăn truyền thống trong Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ

Đây cũng là một trong số những món ăn không thể thiếu vào ngày Diệt sâu bọ 5/5. Theo quan niệm của nhiều người, ăn cơm rượu vào ngày này sẽ loại bỏ được các loại ký sinh, vi khuẩn có hại nằm sâu trong bụng. 

Cơm rượu nếp được lên men, có vị ngọt, chua, cay, chát vừa dễ ăn, lại vừa có công dụng vô cùng hữu ích. Đặc biệt là thưởng thức món ăn này vào buổi sáng sớm ngay sau khi thức dậy lại càng hiệu nghiệm.

Thịt vịt, tiết canh vịt

Ở nước ta, đặc biệt là miền Bắc, thường làm các món ăn từ thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhất là món tiết canh vịt. Trong các phiên chợ ngày này, người ta thường mua vịt sống về để chế biến các món ăn ngon từ thịt của nó. 

Nhiều người cho rằng, vào thời điểm tháng 5 Âm lịch thời tiết thường oi bức, nóng nực trong người thì thịt vịt lại là món hàn giúp thanh mát cơ thể.

Chè hạt sen 

Tháng 6 dương là mùa của sen nở rộ, do đó mà món chè hạt sen lại cực kỳ hợp lý vào mùa này. Chè được nấu từ hạt sen và bột sắn dây ướp hương hoa bưởi vừa ngon lại mát mẻ, dùng để giải nhiệt lại vô cùng hợp lý. Người ta thường dùng món chè hạt sen hoặc chè đỗ đen để làm món tráng miệng, được rất nhiều người yêu thích.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ nên làm những gì?

Mặc dù là ngày lễ tết quan trọng trong năm không thể bỏ qua ở Việt Nam nhưng mọi người vẫn phải đi làm, đi học bình thường như mọi ngày. Nếu muốn đón tết Đoan Ngọ tại nhà, bạn có thể dậy sớm để thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên, trời đất sau đó là ăn uống rồi bắt đầu công việc riêng của mình.

Tắm gội ngay sau khi giết sâu bọ

Thông thường vào buổi sáng sau khi thức dậy, mọi người thường ăn hoa quả, cơm rượu sau đó là đi tắm bằng nước lá hoặc nước thường cũng được để gột rửa hết những bụi bẩn, giúp cơ thể khoan khoái, dễ chịu hơn. 

Bạn có thể mua các loại lá như lá bưởi, lá mùi, tía tô, sả,…đun nước để tắm hoặc xông hơi. Đặc biệt nước lá rất hiệu quả trong việc làm sạch da, giảm mụn viêm ngứa, rất an toàn cho sức khoẻ nên thích hợp cho mọi lứa tuổi. 

Phóng sinh 

Tết Đoan Ngọ cũng là một thời điểm tốt để thực hiện nghi thức phóng sinh, theo Phật giáo, phóng sinh là cách tích đức cho chính bản thân và gia đình, loại bỏ ưu phiền và thư giãn bản thân hiệu quả.

Mọi người có thể mua cá chép vàng, chim bồ câu,…để phóng sinh, tuy nhiên một điều rất quan trọng đó là cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, dọn dẹp những lồng, cũi, túi bóng ngay sau khi phóng sinh.

Phóng sinh chim trong ngày lễ Giết sâu bọ
Phóng sinh chim trong ngày lễ Giết sâu bọ

Xem thêm >>> Tết Hàn thực là ngày gì? Sự tích về ngày tết Hàn thực Việt Nam

Xem thêm >>> Nguồn gốc, ý nghĩa ngày tết Nguyên Tiêu (Lễ Thượng Nguyên)

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Theo quan niệm từ trước tới nay, có thể các đồ thờ cúng không còn giống như trước nhưng ý nghĩa của phong tục này vẫn còn nguyên vẹn. Mọi người vẫn giữ thói quen thờ cúng tổ tiên, trời đất vào sáng sớm, bao gồm vàng mã, hoa quả, rượu nếp, nước. 

Văn khấn mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ chính xác nhất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, con lạy Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, Thành Hoàng, Thổ địa, Táo quân 

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang, sắm sanh lễ vật, trà quả dâng lên trước án, kính mời chư vị Tôn thần hưởng thụ lễ thần, chứng giám lòng thành của chúng con

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên họ… cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành phù hộ độ trì cho chúng con sức khỏe.

Bốn mùa không hạn, tám tiết bình an.

Chúng con lễ bạc thành tâm kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Những điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngày tết truyền thống và có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Việt Nam. Bên canh việc cúng cáo và thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ thì bạn cũng nên tránh làm những điều mà dân gian ta kiêng kỵ để tránh xui xẻo, gia đạo yên ấm. 

Những điều này thường chỉ để tham khảo chứ không áp dụng vì không có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh được nó đúng. 

Vứt giày dép lộn xộn

Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với “tà”, nghĩa là tà khí, là điều không tốt, không may mắn. Bởi vậy, dù là ngày thường hay đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ để giày dép lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí vào nhà, đem vận hạn cho gia chủ.

Tránh để rơi tiền

Tiền bạc tuy là vật ngoài thân nhưng làm rơi hoặc làm mất tiền bạc trong những ngày lễ tết đồng nghĩa với việc đánh mất may mắn, mất tài lộc. Khi xuất hành vào những ngày này, bạn nên chú ý cất gọn tiền bạc và giữ cẩn thận nhé.

Hạn chế mất tiền, rơi ví vào ngày Tết Đoan Ngọ
Hạn chế mất tiền, rơi ví vào ngày Tết Đoan Ngọ

Mua những vật phẩm kỳ quái

Mỗi khi đi du lịch hay đi bất cứ nơi đâu, người Việt thường có thói quen mua một vài vật phẩm ở nơi đó về làm quà cho gia đình, bạn bè. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng khi có ý định mua những thứ này về, đặc biệt là những thứ có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc xuất xứ vì chúng có ý nghĩa là mang tà khí về nhà.

Tránh những nơi u ám, nhiều tà khí

Nếu muốn ra ngoài vào những ngày này thì tốt nhất bạn nên tránh xa những nơi có nhiều tà khí như đám ma, bệnh viện vì những nơi này âm khí quá lớn, rất dễ rước bệnh tật về người, và nhất là những người hay bị ốm yếu, sức khoẻ không tốt.

Trên đây chỉ là những quan niệm của ông bà ta truyền lại, không hẳn phải hoàn toàn kiêng kỵ và quá suy nghĩ đắn đo khi mình phạm phải một trong những điều trên.

Qua bài viết này, hy vọng mọi người hiểu rõ hơn về nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ. Chúc mọi người có một ngày giết sâu bọ thật ý nghĩa. Truy cập maychasandon.com để xem nhiều bài viết hay và bổ ích nhé!

Xem thêm >>> Ngày thầy thuốc Việt Nam là ngày nào và có ý nghĩa gì?

Xem thêm >>> Lễ Phật Đản là ngày nào? Ý nghĩa ngày đại lễ Phật Đản là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *