Thành ngữ là gì? Tác dụng đối với cuộc sống và ví dụ

Thành ngữ nói về những người lương thiện sẽ gặp được điều tốt

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ là những thể loại văn học dân gian mà bất kể người Việt Nam nào đều cũng sẽ quen thuộc. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về một trong những thể loại văn học dân gian, đó chính là thành ngữ. Hãy cùng theo dõi những lý giải của chúng tôi về định nghĩa thành ngữ là gì và cách phân biệt thành ngữ với các thể loại khác nhé!

Thành ngữ là gì? Cho ví dụ

Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 7, thành ngữ được định nghĩa như sau: Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì thành ngữ được dùng để chỉ một ý nhất định. Chúng không nhất thiết phải hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, chính vì vậy mà ngôn ngữ trong thành ngữ không thể thay thế hoặc sửa đổi. 

Nói theo cách khác thì thành ngữ ở đây chính là tập hợp các từ không đổi, cũng không thể giải thích đơn giản qua việc cắt nghĩa của các từ trong câu.

Thành ngữ có đặc điểm cấu tạo như thế nào?

Về cấu tạo của thành ngữ

Nếu xét về mặt cấu tạo, chúng ta có thể phân loại theo cấu tạo của thành ngữ như sau: 

Dựa vào số lượng thành tố

  • Thành ngữ có kết cấu ngắn, thường chỉ được kết hợp từ 3 tiếng. Tuy nhiên, nếu xét về mặt kết cấu thì đây là sự kết hợp của 1 từ đơn và 1 từ ghép. Ví dụ: Nhanh như chớp 
Thành ngữ Nhanh như chớp
Thành ngữ Nhanh như chớp
  • Kết cấu của chúng tương tự như một cụm từ. Cũng có trường hợp thành ngữ được kết cấu từ 2 từ ghép hoặc 4 từ đơn. Chúng kết hợp nối tiếp hoặc xen kẽ nhau để tạo thành một thành ngữ mang nghĩa hoàn chỉnh.Ví dụ: Ác giả ác báo
  • Thành ngữ có láy ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…
  • Không chỉ vậy, thành ngữ cũng được kết hợp từ 5, 6 tiếng trở lên. Ví dụ: Treo đầu dê, bán thịt chó 
  • Ngoài ra, một số thành ngữ có kết cấu từ 7 đến 10 tiếng. Nó được tạo thành từ sự kết hợp bởi 2 – 3 ngữ đoạn hoặc mệnh đề liên hợp. Ví dụ: Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại.

* Tóm lại, thành ngữ được phân loại cấu tạo theo số lượng thành tố trong câu không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

Dựa vào kết cấu ngữ pháp 

  • Một vài câu có kết cấu chủ – vị hoặc vị – chủ hoàn chỉnh. Ví dụ: Mèo mù vớ cá rán, Mẹ tròn con vuông
  • Thành ngữ có kết cấu chủ – vị, đi kèm với trạng ngữ hoặc tân ngữ. Ví dụ: Chuột sa chĩnh gạo, Nước đổ đầu vịt

Mặc dù thành ngữ được cấu tạo cố định nhưng vẫn còn một số ít thành ngữ bị biến đổi một số thành phần nhất định bị biến đối. 

Ví dụ: Đứng núi này trông núi nọ Đứng núi này trông núi khác hoặc Đứng núi nọ trông núi kia 

Đặc điểm của thành ngữ 

Thành ngữ có tính hình tượng cao, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng mang tính khái quát và hàm súc, được tạo dựng lên từ các sự vật, sự việc ngoài đời thực. Tuy nhiên nghĩa của chúng lại không phụ thuộc vào đó. 

Có thể nhận định một điều chắc chắn rằng: thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm riêng. 

Tác dụng của thành ngữ

Ngoài việc quen thuộc với các thành ngữ được nhắc đến phía trên, vậy việc sử dụng thành ngữ có tác dụng gì?

Vì tính chất mang đậm sắc thái biểu cảm nên thành ngữ được dùng để bày tỏ, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với đối tượng được nhắc đến. Hãy theo dõi ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn

  • Câu thành ngữ Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nan, vất vả và khó khăn khi đối mặt với những nguy hiểm
  • Thành ngữ Nhanh như chớp để chỉ những hành động nhanh chóng, chính xác và dứt khoát
  • Khẩu phật tâm xà dùng để nói đến những người bên ngoài thì hay nói đến đạo lý, những về lòng thương người nhưng trong lòng lại vô cùng nham hiểm, độc địa, luôn ghen ghét, đố kỵ với mọi người. 
  • Ngược lại với thành ngữ này, ta còn có một phiên bản thành ngữ khác đó là Khẩu xà tâm phật: nói đến những người mồm miệng nhanh nhảu, không để ý trước sau, vô phép nhưng tấm lòng lại vô cùng lương thiện, yêu thương con người. 
Thành ngữ Chắc như đinh đóng cột
Thành ngữ Chắc như đinh đóng cột

Như vậy, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của nó. Đa số mọi người khi đọc cả câu đều hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

Hoặc nếu muốn hiểu theo nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì bắt buộc phải hiểu theo từng yếu tố của chữ Hán Việt. 

Vài nét về điển cố 

Giải thích khái niệm điển cố là gì? 

Điển cố chính là những sự việc trong quá khứ, hay những câu chữ trong các văn bản trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép trong bài văn, lời nói để nói về những điều tương tự. Mỗi điển cố như một sự việc tiêu biểu, điển hình mà mỗi khi được gợi nhắc đến là đã chứa đựng điều định nói, cho nên điển cố thường mang tính ngắn gọn, hàm súc và thâm thuý. 

Điển cố được sử dụng nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Điển cố được sử dụng nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cấu tạo của điển cố

Điển cố không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ. Điển cố xuất phát từ những sự kiện, sự tích cụ thể trong các văn bản quá khứ hoặc trong cuộc sống đã qua để nói lên những điều khái quát trong cuộc sống của con người. Điển cố cũng thường có hình thức ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa của nó lại vô cùng hàm súc. 

Tác dụng của điển cố

Việc sử dụng điển cố, điển tích trong văn bản giúp tạo nên tính chất bác học, ước lệ tượng trưng, tính trang nhã, và cổ kính cho những sáng tác thơ văn của tác giả.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ rất hay nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên dựa trên cả mặt hình thức lẫn nội dung chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, mời các bạn theo dõi những lý giải của chúng tôi dưới đây: 

Về định nghĩa 

Trước hết, chúng ta đi vào định nghĩa của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam này. 

  • Thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.
  • Còn tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, có kết cấu ngắn gọn, súc tích và biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa, những kinh nghiệm sống được đúc kết và lưu truyền ngàn đời nay hoặc mang ý phê phán một sự việc, hiện tượng nào đó.

Về hình thức, ngữ pháp

Thành ngữ là một thành phần trong câu, thường là cụm từ cố định. 

Ví dụ: Bách chiến bách thắng, Có mới nới cũ, Ở hiền gặp lành 

Thành ngữ nói về những người lương thiện sẽ gặp được điều tốt
Thành ngữ nói về những người lương thiện sẽ gặp được điều tốt

Còn tục ngữ lại là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện được khả năng phán đoán về một vấn đề nào đó 

Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Về nội dung, ý nghĩa

Thành ngữ 

– Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ: “Mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả.

– Thành ngữ mang đậm tính biểu tượng, khái quát và hình tượng thường trở nên bóng bẩy hơn, vì vậy mà khả năng biểu đạt của nó rất cao.

Ví dụ: Chân cứng đá mềm, Ba chìm bảy nổi

– Thành ngữ được lồng vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân để tăng thêm tính biểu cảm. 

Ví dụ: Năm nay công việc làm ăn của chúng ta cứ Ba chìm bảy nổi

Xem thêm >>> Tục ngữ là gì? Điểm khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ

Tục ngữ

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.

Tục ngữ về tình cảm vợ chồng
Tục ngữ về tình cảm vợ chồng

Ví dụ: Câu tục ngữ Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng. 

  • Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau.
  • Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.
  • Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường điệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.

Có thể nói, kho tàng văn học của dân tộc Việt Nam ta vô cùng phong phú nhờ những thể loại văn học dân gian này. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được toàn bộ những kiến thức về thành ngữ là gì? Điển cố là gì? Và cách nhận biết thành ngữ và tục ngữ để có thể vận dụng nó một cách linh hoạt, có hiệu quả nhất!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *