Tháp giải nhiệt là gì? Tháp giải nhiệt có vai trò như thế nào đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu bạn còn đang băn khoăn về khái niệm này, cùng xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt có tên tiếng anh cooling tower. Đây được coi là thiết bị chuyên dụng, giúp làm giảm nhanh chóng nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt ra khí quyển.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt
Cấu tạo của tháp giải nhiệt
Tháp làm mát có cấu trúc tháp nhẹ, gồm hệ thống linh kiện và các bộ phận chính như sau:

- Tấm giải nhiệt: có bề mặt thiết kế đặc biệt, hình sóng và được sắp xếp sọc chéo, giúp dòng nước phân bổ đều và từ từ
- Vỏ tháp: được làm từ chất liệu cao cấp, là các sợi thủy tinh, có khả năng chống ăn mòn, han gỉ
- Cánh quạt: được làm từ chất liệu hợp kim nhôm, giúp điều chỉnh tốc độ gió phù hợp với nhu cầu mong muốn ở thiết bị
- Động cơ: được thiết kế với công suất mạnh mẽ, có khả năng chống nước, đặc biệt là các thao tác chuyển động đơn giản, nhịp nhàng
- Hệ thống phân nước: được thiết kế ở dạng lỗ ống phun nước dạng thấp, giúp cung cấp lượng nước đều và đủ
- Khối đệm: làm bằng nhựa hoặc gỗ, hỗ trợ việc trao đổi nhiệt giữa không khí và nước
- Đế bồn: có tác dụng chứa nước hiệu quả
- Tấm tản nước: làm từ chất liệu PVC giúp giảm hao tổn nguồn nước
- Thiết bị chống ồn: có tác dụng giúp giảm âm thanh hiệu quả, thích hợp cho cả những khu vực có diện tích vừa và nhỏ
Nguyên lý hoạt động
Tháp giải nhiệt có nguyên lý hoạt động rất đơn giản. Sau khi nước nóng vào hệ thống sẽ tạo thành dạng tia sau rơi xuống bề mặt tản nhiệt. Luồng khí từ bên ngoài được đưa từ ngoài vào kết hợp với nước nóng. Hơi nước nóng sẽ từ từ bay lên cao rồi được đưa ra bên ngoài.
Nguồn nước cũng từ đó mà hạ nhiệt và được rơi xuống bồn dẫn, qua ống dẫn để làm mát cho các thiết bị và máy móc.
Ưu điểm của tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt cooling tower có một số ưu điểm như:
Nâng cao năng suất sản xuất

Việc hoạt động với công suất lớn của các máy móc, thiết bị trong nhà xưởng khiến động cơ nhanh nóng, sinh ra lượng nhiệt lớn. Lâu dần, nếu không được bảo dưỡng thì sẽ khiến cho chúng hoạt động kém hiệu quả, gây hỏng hóc hoặc thậm chí là chập cháy.
Tháp giải nhiệt được sử dụng trong trường hợp này sẽ giúp giảm lượng nhiệt sinh ra, làm mát các thiết bị máy móc. Từ đó, máy móc sẽ hoạt động ổn định và liên tục, giúp tăng năng suất sản xuất lên đáng kể.
Tiết kiệm chi phí
Tháp giải nhiệt công nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu giúp máy móc không gặp các tình trạng hỏng hóc. Chất lượng các sản phẩm đầu ra tăng lên, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đồng thời, chi phí cho các dịch vụ bảo dưỡng cũng sẽ được giảm đi.
Kéo dài tuổi thọ của các loại máy móc
Tuổi thọ của các loại máy móc, động cơ sẽ không còn là vấn đề gây “đau đầu” đối với những người chủ doanh nghiệp. Bởi việc điều hòa nhiệt độ, làm mát liên tục của tháp giải nhiệt sẽ giúp tăng khả năng vận hành, tăng tuổi thọ và đem lại hiệu quả làm việc cao nhất.
Tháp giải nhiệt gồm những loại nào?
Thiết bị làm mát này được phân loại theo: cấu tạo hoặc nguyên lý lấy gió.
Đối với cách chia theo cấu tạo
Tháp giải nhiệt có 2 loại:
- Tháp giải nhiệt vuông: Trong điều kiện yêu cầu công suất giải nhiệt lớn hơn 300RT, thì tháp giải nhiệt vuông được coi là sự lựa chọn phù hợp, đáp ứng về lợi ích và tính kinh tế
- Tháp giải nhiệt tròn: Với công suất lớn, từ 5 – 500RT, loại tháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Theo nguyên lý lấy gió
Với cách phân loại này thì tháp giải nhiệt được chia ra làm 2 loại chính, đó là: tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp giải nhiệt đối lưu cơ học.
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
Đây là loại tháp giải nhiệt nước có tên gọi là Hypebol, hoạt động dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ ở 2 môi trường: bên trong và bên ngoài tháp.
Tháp làm mát này có chiều cao khoảng 200m, được làm chủ yếu bằng bê tông. Tháp thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu nhiệt lớn, giải nhiệt nhanh chóng.
Trong tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên được chia thành 2 loại:
- Tháp dòng ngang: Đối với loại tháp này, không khí được hút theo đúng chiều nước rơi và khối đệm ở ngoài tháp
- Tháp ngược dòng: Tháp làm mát nước có tác dụng hút không khí qua nước đang rơi và khối đệm bên trong để nhanh chóng trích nhiệt, giảm nhiệt độ.
Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học
Việc giải nhiệt của tháp đối lưu cơ học phụ thuộc vào tốc độ, đường kính của quạt cũng như trở lực của khối đệm. Loại tháp tản nhiệt này có công suất lớn và thường được xây dựng tại các cánh đồng hoặc nhà máy có diện tích rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn.
Ứng dụng của tháp giải nhiệt

Từ những ưu điểm mang đến cho người dùng, tháp giải nhiệt ngày càng được ứng dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất ở một số đơn vị, doanh nghiệp. Cụ thể như:
- Ngành điện lạnh: tháp giải nhiệt được sử dụng để hỗ trợ quá trình sản xuất đá viên, nước đá. Đồng thời phục vụ đắc lực cho việc sản xuất điều hòa
- Ngành dược phẩm: Ứng dụng của tháp giải nhiệt trong ngành dược phẩm được thể hiện thông qua việc bảo quản các loại dược phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Việc này giúp cho dược phẩm không bị biến đổi ở điều kiện nhiệt độ cao, đảm bảo chất lượng tốt nhất khi tới tay người tiêu dùng
- Ngành luyện kim: Sau quá trình luyện kim, đúc, hoặc rèn các sản phẩm kim loại. Tháp làm mát này có các dụng làm lạnh nhanh chóng những sản phẩm đó
- Ngành nhựa: Đây được coi là thiết bị chính hỗ trợ quá trình ép nhựa, sản xuất bao bì hay tạo thành các khuôn nhựa
- Ngoài ra, tháp giải nhiệt còn có ứng dụng đặc biệt trong các ngành khác như: xử lý nước thải, sản xuất bia rượu…
Như vậy có thể thấy, ứng dụng của tháp giải nhiệt được thấy trong hầu hết các ngành nghề của cuộc sống. Chính vì vậy mà không ít doanh nghiệp đã sẵn sàng bỏ ra công sức để tìm địa chỉ bán tháp giải nhiệt uy tín, và số tiền lớn để chọn mua thiết bị này.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tháp giải nhiệt là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng của nó mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng các thông tin mà maychasandon.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị làm mát này, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn mua sản phẩm.