Từ phức là gì? Từ phức có mấy loại, cho ví dụ

Phân loại từ phức trong Tiếng Việt

Sự đa dạng trong ngôn ngữ Tiếng Việt đã làm cho nhiều người dường như phải dành một thời gian rất lớn để học và hiểu được toàn bộ. Trong đó, việc tìm kiếm các từ trong câu như từ đơn, từ phức hay các loại từ khác cũng khiến cho các bạn đắn đo suy nghĩ. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa và cấu tạo của từ phức, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại từ loại này nhé! 

Từ phức là gì? 

Theo sự phân loại các kiểu từ trong Tiếng Việt thì từ được chia thành 2 loại đó là từ đơn và từ phức. 

Từ phức là gì?
Từ phức là gì?

Theo định nghĩa: Từ đơn là từ được tạo nên từ 1 tiếng có nghĩa. Trong khi đó, từ phức lại là từ được cấu thành từ 2 từ trở nên. Hay hiểu một cách đơn giản, từ phức là từ ghép, ghép các tiếng giống nhau hoặc khác nhau, các tiếng khi tách riêng đều có nghĩa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Tuy nhiên, khi ghép lại với nhau thì từ đó sẽ mang nghĩa cụ thể.

Ví dụ như: xinh xắn, đo đỏ, xanh xanh, xôn xao

Xem thêm >>> Danh từ là gì? danh từ riêng, danh từ chung là gì? ví dụ

Cấu tạo của từ phức 

Một từ phức sẽ được cấu tạo từ mặt nghĩa, tuy nhiên, lại phân ra thành những trường hợp để cấu thành một từ phức như sau: 

Khi tách riêng, mỗi tiếng trong từ đều có nghĩa 

Ở trường hợp đầu tiên này, chúng ta có thể nhận định từ phức có thể là từ ghép hoặc cũng có thể là từ láy toàn phần. 

Ví dụ: từ ghép “hoa quả” 

Trong đó:

  • Hoa: là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa
  • Quả: là cấu trúc mang hạt trong những loại thực vật có hoa, được hình thành trong bầu nhụy sau khi nở hoa. 

Khi ghép hai từ này sẽ tạo thành từ hoa quả, mang ý nghĩa chỉ chung những loại quả mà con người ăn được. 

Ví dụ: từ láy toàn phần “ xanh xanh”

Hai tiếng này khi tách ra đều mang nghĩa tương tự nhau: xanh: là tính từ chỉ màu sắc, hoặc dụng cụ nấu nướng bằng đồng. 

Tuy nhiên khi ghép lại thì nó lại mang ý nghĩa hoàn toàn rõ ràng đó là từ chỉ màu sắc. 

Mỗi tiếng trong từ phức khi tách ra đều không có nghĩa

Trong trường hợp này, từ phức đảm nhận vai trò là từ láy. Chính vì vậy mà khi tách riêng các tiếng ra, chúng ta sẽ không thể nào định nghĩa rõ ràng được chúng.

Ví dụ: xôn xao, lung linh, long lanh, thăm thẳm,…

Có tiếng có nghĩa, có tiếng lại vô nghĩa 

Trong trường hợp này, từ phức đóng vai trò là từ láy bộ phận, có thể là láy phụ âm đầu hoặc láy vần 

Ví dụ: mếu máo

Trong đó: 

  • Mếu: là động từ chỉ hành động khóc của con người méo xệch miệng khóc hoặc trực khóc
  • Máo lại không có nghĩa rõ ràng 

Nói tóm lại: Khi nói đến từ phức, cấu tạo của nó là do các tiếng kết hợp lại thành nhưng nó sẽ không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ. 

Các từ phức mà chúng tôi nhắc đến trong các ví dụ trên đây đều có nghĩa và các từ thường có nghĩa khác hoàn toàn so với nghĩa của từng tiếng khi tách ra. Khi dùng từ phức, người ta chỉ chú trọng vào nghĩa của cả từ chứ không dùng theo nghĩa của từng tiếng trong đó.

Từ phức có mấy loại?

Từ phức gồm mấy loại các bạn đã biết? Như chúng tôi đã nhắc đến một vài gợi ý ở phía trên, thì từ phức được chia làm 2 loại chính đó là từ ghép và từ láy. Cụ thể như sau:

Phân loại từ phức trong Tiếng Việt
Phân loại từ phức trong Tiếng Việt

Từ ghép 

Từ ghép là từ loại được tạo nên từ sự kết hợp của 2 tiếng trở lên có nghĩa. 

Dựa vào tính chất của mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các yếu tố cấu thành, có thể phân từ ghép thành hau kiauh đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 

Từ ghép đẳng lập 

Là những từ mà các tiếng có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các tiếng đều mang nghĩa nhất định. Tuy nhiên không bắt buộc các tiếng đều phải rõ nghĩa. Do đó, từ ghép đẳng lập thường sẽ rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau: 

– Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa 

Ví dụ: “ăn ở” là từ ghép mà cả 2 tiếng đều rõ nghĩa. Trong đó: 

  • Ăn: là hành động đưa thức ăn vào cơ thể thông qua miệng để cung cấp các chất nhằm nuôi sống cơ thể. 
  • Ở: là động từ chỉ hoạt động thường ngày của một người tại một vị trí cụ thể 

– Một tiếng rõ nghĩa và một tiếng bị mờ nghĩa 

Ví dụ: “chợ búa” là từ ghép có 1 tiếng đầu rõ nghĩa và tiếng sau bị mờ nghĩa. Trong đó: 

  • Chợ: là danh từ chỉ địa điểm, là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá của con người. 
  • Búa: đứng sau không thể hiện rõ nghĩa, có thể mang nghĩa là danh từ chỉ dụng cụ để đóng hoặc đóng đinh, rèn vũ khí hoặc để đập một vật khác. 

Từ ghép chính phụ

Ghép chính phụ là những từ bao gồm tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Trong đó tiếng đứng trước gọi là tiếng chính, thể hiện ý chính nhất, còn tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ, bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Thông thường, từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa rất hạn chế. 

Ví dụ: “mùa xuân” là một từ ghép chính phụ bởi: 

  • Mùa: chỉ chung các mùa trong năm 
  • Xuân: là từ bổ nghĩa cho mùa, chỉ cụ thể mùa xuân là một mùa trong năm, khác với mùa hè, mùa thu, mùa đông.

Xem thêm: Từ đơn là gì? Từ ghép là gì? Đặc điểm khác nhau giữa 2 từ này

Từ láy

Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một phần của từ phức, đồng thời có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên có mối quan hệ về âm thanh. Trong từ láy có thể có một tiếng có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải lưu ý đến các từ láy thuần Việt. 

Từ láy và các loại từ láy
Từ láy và các loại từ láy

Trong Tiếng Việt, từ láy sẽ có độ dài tối thiểu là 2 tiếng và tối đa là 4 tiếng. Trong đó, láy 2 tiếng lại được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả.

Một từ được coi là từ láy khi các thành phần ngữ âm được lặp lại, hay còn gọi là điệp vừa có biến đổi linh hoạt (điệp). 

Ví dụ như: “long lanh” lặp ở âm đầu và đối ở phần vần

Từ láy có tác dụng giúp câu chữ trở nên uyển chuyển hơn, đồng thời tạo sự nhấn nhá thích hợp. Do đó mà từ láy được xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ, giúp nhấn mạnh hơn cho các ý mà tác giả muốn nhắc đến.

Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, người ta phân loại từ láy như sau: 

Láy toàn bộ

Là loại từ láy có cấu tạo giống nhau ở tất cả các bộ phận, ví dụ như: xanh xanh, đo đỏ, ào ào,…

Với các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự vật hoặc sự việc. Bên cạnh đó, ở một vài trường hợp, người dùng thường sử dụng các từ láy có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự tinh tế, hài hoà cho câu. Ví dụ như: mơn mởn, thoang thoảng,…

Từ láy bộ phận

Láy bộ phận là những từ láy có phần âm hoặc phần vần giống nhau. Dựa vào bộ phận được láy lại mà sẽ nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng nào đó.

Trong từ láy bộ phận lại chia thành 2 loại đó là: 

  • Láy âm: là những từ có phần âm đầu lặp lại

Ví dụ: mênh mông, miên man, ngu ngơ,…

  • Láy vần: là những từ lặp lại phần vần

Ví dụ: bát ngát, chênh vênh, liêu xiêu,…

Từ láy bộ phận thường được dùng nhiều hơn so với từ láy toàn bộ bởi nó dễ phối vần và âm cũng như đa dạng từ ngữ hơn. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về từ phức là gì? Và từ phức gồm mấy loại? Có thể thấy, các từ trên dù được phân thành nhiều loại nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung các từ loại này đều có chức năng giúp cho câu từ trong Tiếng Việt trở nên rõ nghĩa và sinh động, uyển chuyển hơn. Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có thể phân biệt được các loại từ riêng và sử dụng nó sao cho hợp lý nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *