Những nét đặc sắc trong nền văn hóa Hàn Quốc

Nghi lễ cưới hỏi trong văn hoá của người Hàn

Hàn Quốc, xứ sở kim chi với rất nhiều điều thú vị trong nền văn hoá đa dạng, phong phú khiến cho du khách khắp mọi nơi trên thế giới đều vô cùng thích thú. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đặc sắc trong nền văn hoá Hàn Quốc trong bài viết dưới đây. 

Văn hoá Hàn Quốc là gì? 

Văn hoá Hàn Quốc hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên là nền văn hóa đương đại được hình thành và phát triển từ nền văn hoá cổ xưa của bán đảo Triều Tiên. 

Trong khi đó, nền văn hoá Triều Tiên không phải tự sáng lập nên mà nó đã có sự giao thoa giữa nền văn hoá của các nước Trung Quốc, Nga và Nhật – ba nền văn minh lớn nhất của khu vực Đông Bắc Á thời bấy giờ. 

Tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc

Rất nhiều người vẫn còn thắc mắc khi chưa thể nào biết hết về văn hoá Hàn Quốc có gì. Hãy cùng chúng tôi khám phá văn hoá Hàn Quốc ở ngay phần tiếp theo đây nhé. 

Quốc phục

Chỉ cần nhắc đến quốc phục của Hàn Quốc thì chắc chắn ai cũng nghĩ ngay đến hanbok – một biểu tượng đẹp đẽ của Hàn Quốc. 

Lịch sử hình thành Quốc phục Hanbok 

Hanbok được ra đời và duy trì từ thời đại Joseon và là một bộ trang phục truyền thống của người dân thuộc Hàn Quốc, Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. 

Hanbok thường có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng với một vài đường may kẻ đặc trưng và không có túi hai bên. Mặc dù là quốc phục của Hàn Quốc nhưng cũng giống như áo dài Việt Nam, nó chỉ là trang phục bán chính thức hoặc chính thức thường chỉ được mặc trong các nghi lễ đặc biệt như tết Chuseok, lễ cưới, tang lễ và các ngày hội khác. 

Trải qua nhiều lần cách tân, hanbok giờ đây đã rất thuận tiện cho việc mặc và di chuyển của người dân hiện đại. Khi mặc đồ hanbok, người ta thường sử dụng các phụ kiện đi kèm như mũ đội đầu, trâm cài tóc,….

Hanbok - quốc phục của Hàn Quốc
Hanbok – quốc phục của Hàn Quốc

Cấu tạo của Hanbok

Hanbok dành cho nam và hanbok cho nữ sẽ có cấu tạo khác nhau. Thông thường một bộ hanbok dành cho nữ bao gồm: 

  • Jeogori: áo khoác ngoài cùng, cả nam lẫn nữ đều có thể mặc được
  • Gil: phần lớn nhất của chiếc áo gồm 2 tà để bao phủ toàn bộ phía trước và phía sau cơ thể
  • Git: dải lụa dùng để trang trí thêm cho cổ áo
  • Dongjeong: phần cổ áo màu trắng, có thể tháo rời ra hoặc đặt phía trên Git
  • Gollum: dây đai thắt lưng, thường là đai bản to
  • Jeogori: phần cổ tay áo có màu khác biệt so với màu áo

Đối với hanbok của nữ phần áo phía trên thường ngắn, chỉ khoảng nửa người và bên dưới sẽ có váy bao trùm, dài qua mắt cá chân. Phần váy mặc cùng hanbok gọi là Chima, thường có màu trắng được may từ vải hình chữ nhật, có nếp gấp. Phần đai áo sẽ giúp giữ cho váy quấn chặt vào cơ thể. 

Đối với hanbok của nam thì phần áo dài hơn, và được mặc cùng với quần Baji, một loại quần ống rộng, phần gấu quần sẽ được bó lại

Ngoài ra nam giới còn có thêm một loại áo nữa gọi là áo choàng Magoja. Loại áo choàng này không có Git và Gollum, và thường làm từ chất liệu lụa với 1 đến 2 nút cài hổ phách dùng để trang trí. 

Quốc hoa

Có thể rất ít người biết đến quốc hoa của Hàn Quốc và thường nhầm lẫn với hoa anh đào của Nhật Bản. Chính xác thì quốc hoa của Hàn Quốc là Mugunghwa, một loài hoa họ dâm bụt và thường mọc ở các bờ suối, khe đá trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Hoa dâm bụt chỉ nở từ tháng 7 đến tháng 9, và sẽ rụng lá khi đông đến. 

Hoa Mugung - Quốc hoa của Hàn Quốc mà ít người biết đến
Hoa Mugung – Quốc hoa của Hàn Quốc mà ít người biết đến

Hoa Mugung mang với vẻ đẹp giản dị và thuần khiết biểu tượng cho tính cách của người dân Hàn Quốc. Tiếp theo đó, chính là sự sống giữa nơi khắc nghiệt nhất, mỗi bông hoa chỉ tồn tại trong một ngày và hôm sau, một bông hoa khác lại nở và cứ liên tục như vậy trong suốt 100 ngày. Điều này tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, luôn có ý chí phấn đấu và cố gắng vươn lên trong cuộc sống dù cho hoàn cảnh có thế nào đi chăng nữa

Không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần, hoa Mugung còn là một loại thực phẩm và là dược phẩm vô cùng hữu ích cho con người. Nó được hái xuống để làm thuốc hoặc ướp trà nên nó được người Hàn coi trọng và gọi với các tên là loài hoa vì con người. 

Quốc ca

Quốc ca Hàn Quốc
Quốc ca Hàn Quốc

Nguồn gốc của Quốc ca Hàn Quốc

Bất cứ quốc gia nào cũng sẽ có quốc ca riêng. Đối với Hàn Quốc, quốc ca của họ được gọi là Aegukga và được sáng tác năm 1936. Đến khi chính phủ Đại Hàn Dân Quốc chính thức được thành lập thì Aegukga cũng chính thức được ban hành trên toàn lãnh thổ. 

Ý nghĩa của Aegukga

Aegukga gợi lên nỗi buồn trước cảnh nước mất nhà tan và bầu không khí ảm đạm của đất nước dưới ách thống trị của Nhật. Nhưng lồng ghép trong đó là sự ngợi ca vẻ đẹp của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp và khát vọng phá bỏ xiềng xích nô lệ để giành lại độc lập, chủ quyền dân tộc

Quốc kỳ

Nguồn gốc của Quốc kỳ 

Quốc kỳ của Hàn Quốc là Taegeukgi, được sứ thần Park Young-hyo tạo ra vào tháng 8 năm 1882 trong chuyến công du đến Nhật Bản. Nó bao gồm 1 vòng được tạo bởi 2 hình bán nguyệt khác màu chập lại, 1 xanh – 1 đỏ có dạng như hình lốc xoáy hay còn gọi là biểu tượng thái cực lưỡng nghi. 4 góc lá cờ là 4 nhóm các vạch xung quanh vòng tròn, nổi bật trên nền cờ trắng tượng trưng cho 4 quẻ bát quái trong âm dương ngũ hành. 

Cấu tạo và ý nghĩa của Quốc kỳ

Quốc kỳ Taegeukgi tượng trưng cho niềm hy vọng, thái bình, thịnh vượng, sự đồng nhất và sáng tạo trường tồn. Trong đó: 

  • Nền trắng: là biểu tượng cho sự thanh khiết, nhất quán và tinh thần yêu chuộng hoà bình của người dân Hàn
  • Thái cực lưỡng nghi: với hai màu chủ đạo là màu đỏ và màu xanh, tương ứng với âm và dương. Cụ thể, màu xanh tượng trưng cho hòa bình, còn màu đỏ tượng trưng cho sự tôn quý. Vòng tròn thái cực này là biểu tượng cho sự sinh thành, phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái, và tuần hoàn không bao giờ dừng lại
  • 4 quẻ đen bắt nguồn từ 4 quẻ trong âm dương ngũ hành. 
  • Quẻ Càn tượng trưng cho trời, mùa xuân, phương Đông và lòng nhân từ
  • Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, mùa hè, phương Tây và tấm lòng ngay thẳng, hào hiệp
  • Quẻ Khảm tượng trưng cho Mặt Trăng, mùa đông, phương Bắc và trí tuệ
  • Quẻ Ly tượng trưng cho Mặt Trời, mùa thu, phương Nam và sự lễ nghĩa

Ngôn ngữ, chữ viết

Hệ thống bảng chữ cái của Hàn Quốc
Hệ thống bảng chữ cái của Hàn Quốc

Lịch sử hình thành ngôn ngữ Hàn Quốc

Trong ngôn ngữ của người hàn từ trước đến nay đề chỉ sử dụng duy nhất một ngôn ngữ và bảng chữ cái, được gọi là Hangul. Bảng chữ cái này gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm, được sáng lập từ đời vua Sejong của vương triều Joseon. 

Bảng chữ cái Hangul này khá đơn giản và dễ học bởi chúng có số lượng chữ bị giới hạn, giúp ngăn chặn tình trạng mù chữ của người dân. Hàng năm để kỷ niệm sự ra đời của Hangul, người dân thường tổ chức các lễ hội vào đúng ngày 9 tháng 10, cầu mong cho công việc học hành suôn sẻ và thông minh hơn. 

Phân loại ngôn ngữ Hàn 

Cũng giống như Việt Nam có Quốc ngữ và ngôn ngữ riêng của từng vùng miền thì Hàn Quốc cũng vậy. Ngoài Hangul, họ còn có những phương ngữ sau: 

  • Tiếng địa phương Yongseo: chủ yếu ở vùng Yongseo, tỉnh Gangwon
  • Phương ngữ jeju: chủ yếu được sử dụng trên đảo Jeju, cụ thể là phía Tây Nam của Hàn Quốc.
  • Phương ngữ Seoul: hay còn gọi là Gyeonggi, sử dụng chủ yếu ở Seoul, Gyeonggi và Incheon, là nền tảng tạo ra Quốc ngữ của Hàn Quốc hiện nay 
  • Các phương ngữ Jeolla: ngôn ngữ này có sự giao thoa với ngôn ngữ phương Tây, được người dân vùng Gwangju sử dụng nhiều nhất
  • Tiếng địa phương Gyeongsang: là tiếng nói chủ yếu của người Đông nam, phổ biến nhất là khu vực Gyeongsang, gồm có 6 nguyên âm chính đó là i, e, a, eo, o và u 
  • Tiếng địa phương Chungcheong: được dùng phổ biến ngay tại Chungcheong và thành phố Daejeon. 

Văn hoá chào hỏi

Trong quá trình tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc, chắc chắn không thể nào bỏ qua được văn hoá giao tiếp của người Hàn, đặc biệt là trong cách chào hỏi. 

Thái độ và cử chỉ khi chào hỏi người đối diện rất được người Hàn coi trọng. Trong đó, nụ cười và động tác gập lưng trước một người cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, thay vì sự cung kính một cách nghiêm túc như thế này thì hiện nay, do sự phát triển của xã hội cùng với sự hội nhập văn hoá phương Tây nên họ đã thay thế một phần bằng động tác cúi đầu nhẹ thay vì phải cúi thẳng lưng như trước kia

Người Hàn cực kỳ chú trọng về văn hoá chào hỏi
Người Hàn cực kỳ chú trọng về văn hoá chào hỏi

Thế nhưng nó không thể nào thay thế hoàn toàn trong một số trường hợp đặc biệt trang trọng hay khi thể đứng trước một người lớn tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội. Lúc này, động tác gập lưng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Nhiều người nước ngoài khi đến giao tiếp với người Hàn thường là câu chào quen thuộc “an-nhon-ha-sae-yo” ( 안녕하십니까 ) nghĩa là xin chào. 

Lưu ý khi giao tiếp với người Hàn đó là: không gọi tên của người khác khi chưa được họ cho phép. Họ thường sẽ sử dụng danh thiếp, đặc biệt là với người làm kinh doanh, nếu bạn không đưa lại dnah thiếo của mình cho họ thì đồng nghĩa với việc bạn không muốn làm quen với họ. 

Bởi vậy, người Hàn rất coi trọng nét văn hoá này trong những lần gặp gỡ, cuộc hẹn. Họ luôn cố gắng giữ ấn tượng một cách tốt nhất với đối phương bằng thái độ vui vẻ, khiêm tốn và lịch sự, nhất là nụ cười. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Hàn Quốc hiện đại, văn minh, tôn trọng và còn là sự mến khách. 

Ẩm thực 

Những món ăn đặc trưng chính là nguồn gốc của nền văn hoá ẩm thực của Hàn Quốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nét ẩm thực độc đáo của người Hàn ngay dưới đây

Kim chi 

Nhắc đến món ăn nổi tiếng nhất Hàn Quốc chắc hẳn không ai là không biết đến món kim chi – một biểu tượng cho ẩm thực Hàn. Trong đó, nghệ thuật muối kim chi đã được công nhận chính thức trở thành di sản văn hoá phi vật thể của Hàn Quốc. Vào tháng 11 hàng năm, lễ hội muối kim chi sẽ được diễn ra và được mọi người tham gia đông đảo, đồng thời chọn ra người muối kim chi ngon nhất trong cuộc thi.

Nguyên liệu làm kim chi rất đa dạng, với tất cả các loại rau củ khác nhau. trong đó kim chi được ưa chuộng nhất là kim chi củ cải, cải thảo và dưa chuột. Rau củ khi ngâm nước muối, được rửa sạch và để ráo nước, sau đó trộn lẫn với bột ớt đặc trưng và một số gia vị khác, để đến khi hơi chua thì ăn sẽ ngon hơn. 

Kim chi cung cấp nhiều chất xơ và hạn chế calo và cholesterol, ăn kim chi sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ, mà ngược lại nó còn bổ sung cho cơ thể một vài dưỡng chất thiết yếu. 

Thịt nướng

Thịt nướng hay còn gọi là Bulgogi, một món ăn rất phổ biến của người Hàn. CÓ thể dùng bất kỳ loại thịt nào để nướng, nhưng chủ yếu vẫn là thịt bò và thịt lợn được nhiều người ưa chuộng nhất. 

Bên cạnh đó, để làm nên hương vị đặc trưng của món thịt nướng thì chắc chắn không thể nào bỏ qua nước sốt. Nước sốt Hàn Quốc có nét rất riêng, được pha trộn rất vừa vặn cho phù hợp với món thịt nướng nóng hổi. Đặc biệt, thịt nướng ăn cùng kim chi, vừa nóng vừa cay trong miệng giữa tiết trời hơi se lạnh chắc chắn không còn gì tuyệt vời hơn.

Kim chi và thịt nướng, hai món ăn nổi tiếng nhất trong nền ẩm thực Hàn
Kim chi và thịt nướng, hai món ăn nổi tiếng nhất trong nền ẩm thực Hàn

Văn hoá ăn uống 

Quy tắc trong ăn uống

Văn hóa trong ăn uống của người Hàn rất coi trọng. Cụ thể hơn khi dùng bữa, sẽ có rất nhiều quy tắc mà chúng tôi sẽ tổng hợp lại để bạn hiểu rõ về họ.

Người Hàn trước đây đều ngồi bàn thấp và để ăn cơm, giờ đây thì đa số gia đình đã chuyển sang dùng bàn ăn và ghế ngồi cho thuận tiện, rộng rãi, thoải mái hơn. Chỉ khi người lớn tuổi ngồi vào bàn ăn thì mọi thành viên trong gia đình mới được bắt đầu ăn uống. Và khi nào họ ăn xong và rời khỏi bàn ăn thì những người khác mới được đứng dậy. Nếu ai đó phá vỡ quy tắc này sẽ được xem là không tôn trọng người lớn. 

Bên cạnh đó, hành động ăn uống của họ cũng được nhắc đến nhiều. Khi dùng bữa, mọi người nên nhai thật chậm rãi, ăn nhỏ nhẹ, không để rơi vãi thức ăn ra ngoài, cũng không được nhấc bát cơm ra khỏi bàn cũng như cầm thìa và đũa chung. Đây là một trong những phong tục lâu đời, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cách uống rượu cũng là một phần trong văn hoá ăn uống
Cách uống rượu cũng là một phần trong văn hoá ăn uống

Uống rượu 

Văn hoá uống rượu của người Hàn Quốc là một đề tài cực kỳ thú vị mà bạn không thể nào bỏ qua, nó chỉ là một phần nhỏ trong văn toàn bộ văn hoá ăn uống của họ. Đây là cách để làm quen và cho nhau cơ hội tìm hiểu đối phương nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng vậy, uống rượu cũng là cách mang lại hiệu quả khi giao tiếp với khách hàng. 

Khi ăn uống với nhau, họ sẽ không tự tay rót rượu vào ly của mình, và chỉ khi cốc rượu hết sạch hoàn toàn thì mới rót tiếp. Với bạn bè hay những người ngang hàng địa vị thì đối phương sẽ rót rượu cho mình, và ngược lại. Còn đối với mối quan hệ trên dưới thì bề dưới sẽ là người tiếp rượu cho bề trên. Nếu bề trên rót lại rượu cho mình thì phải cầm ly rượu bằng hay tay để bày tỏ sự tôn trọng, lịch thiệp. 

Khi uống rượu trước mặt bề trên, người lớn tuổi không được uống thẳng mặt họ mà phải quay hẳn sang một bên rồi mới uống và không được uống cạn trong một hơi. Con người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa, không quá cởi mở như người châu Âu nên bạn cần phải lưu ý những quy tắc này, tránh làm họ cảm thấy khó chịu. 

Nhân sâm

Nhân sâm Hàn có rất nhiều loại, cao cấp nhất là hắc sâm
Nhân sâm Hàn có rất nhiều loại, cao cấp nhất là hắc sâm

Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn với điều kiện khí hậu, đất đai ở đây rất thích hợp cho sự phát triển và sinh sôi của nhân sâm. Nhân sâm Hàn được đặt tên là Goryeong Ginseng, nó khác hoàn toàn so với nhân sâm của một số nơi khác trên thế giới về độ căng của bề mặt vỏ. 

Các loại nhân sâm Hàn Quốc

Sâm Hàn Quốc được chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào hình thức chế biến, bao gồm: 

  • Sâm tươi: là củ sâm vừa mới được thu hoạch và được đem đi sử dụng luôn
  • Hồng sâm: là những củ sâm được tuyển chọn kỹ lưỡng, được sấy đến khi hàm lượng nước trong sâm đạt đến mức độ phù hợp, sau đó đem đi ép khô thì sẽ được màu đỏ và vị thơm vừa đắng vừa ngọt. 
  • Bạch sâm: là loại sâm được chế biến đơn giản nhất, sâm sau khi thu hoạch sẽ đem nhúng trong nước sôi rồi ngâm với đường, sau đó mang đi phơi khô. Sâm sau khi phơi khô, đường sẽ đông lại, tạo thành một lớp đường trắng bên ngoài nên gọi là bạch sâm 
  • Hắc sâm: Là loại sâm cao cấp nhất và đắt tiền nhất. Tất cả các loại sâm dùng để làm hắc sâm phải có tuổi đời trên 6 năm, trải qua nhiều công đoạn sấy khô giúp hàm lượng chất dinh dưỡng tăng lên rất nhiều so với những loại sâm khác. 
  • Thái cực sâm: là loại sâm được chế biến cầu kỳ nhất, sau khi ngâm nước sôi đến khi lớp vỏ chuyển màu hồng đậm thì vớt ra rồi đem sấy khô. 

Công dụng của nhân sâm 

Từ trước tới nay, nhân sâm luôn được sử dụng như một vị thuốc tăng cường sinh lực và hồi phục thể trạng. 

Người ta đáng giá rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, ổn định sự hoạt động của tim, bảo vệ dạ dày và tăng khả năng chịu đựng. Đặc biệt nhất là đối với hệ thần kinh, nó giúp đầu óc tỉnh táo rất tốt và giữ cho hệ thần kinh con người luôn ổn định. 

Nhân sâm được coi như thần dược trong Đông y, người Hàn chủ yếu sử dụng nó một cách đơn giản nhất như uống trà sâm hoặc rượu sâm, như vậy mới có thể hấp thụ hết toàn bộ chất dinh dưỡng trong nhân sâm. 

Xem thêm: Visual là gì? Vai trò, ý nghĩa các thành viên nhóm nhạc KPOP

Nghi lễ cưới hỏi

Nghi lễ cưới hỏi của người Hàn giờ đây đã thay đổi rất khác biệt so với đám cưới truyền thống trước đây

Phong tục cưới hỏi truyền thống 

Trước lễ cưới vài ngày, nhà trai sẽ cho người mang những thước vải màu sắc sặc sỡ để cho cô dâu may lễ phục truyền thống . Điều đặc biệt là nó chỉ được mang tới vào ban đêm, sau khi đã giao cho bố mẹ nhà gái thì họ sẽ nhận đồ ăn và một ít tiền để trả công. 

Lễ cưới được tổ chức ngay tại nhà của cô dâu. Trước khi bước vào nhà cô dâu, chú rể phải nghỉ tạm ở nhà bên cạnh để chỉnh đốn lại trang phục và mọi thứ cho tươm tất.

Nhà cô dâu cũng phải chuẩn bị sẵn một đôi gà sống, 2 đài nến, 2 vò rượu, xôi, bánh, trứng, hoa quả,…đặt trên bàn thờ. Còn chú rể sẽ phải mang theo một đôi chim nhạn là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi. Bắt đầu nghi lễ, cặp đôi sẽ chào nhau và làm lễ giao bôi, trao chén và bắt đầu khởi tiệc ăn mừng. 

Nghi lễ cưới hỏi trong văn hoá của người Hàn
Nghi lễ cưới hỏi trong văn hoá của người Hàn

Phong tục cưới hỏi hiện nay

Để giúp cho hôn lễ được tổ chức một cách thuận tiện nhất, một vài nghi lễ đã được rút gọn lại. Họ thường sẽ tổ chức lễ lưới tại nhà hàng khách sạn, mặc những bộ đồ cưới hiện đại sau đó mới quay trở về nhà, mặc trang phục truyền thống để chào hỏi gia đình nhà chồng. 

Sau khi hôn lễ kết thúc, cả hai sẽ đi hưởng tuần trăng mật và sẽ quay trở lại chào hỏi gia đình cô dâu sau khi kết thúc chuyến đi. 

Tang lễ

Nghi thức tang lễ của người Hàn Quốc
Nghi thức tang lễ của người Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc, tang lễ có ý nghĩa như một điều may mắn, tiệc vui mừng và mãn nguyện khi tiễn những người đã mất do ốm đau, già yếu trở về với thần linh. 

Tang lễ thường được tổ chức tại nhà tang lễ chung, dùng vòng hoa trắng được cắm thành 3 tầng thể hiện cho 3 tầng luân hồi của người đã mất. 

Người đến dự tang lễ sẽ mặc bộ đồ đen để thể hiện sự trang nghiêm, chia buồn cùng với gia đình sau khi viếng xong, người thân của người đã khuất sẽ cúi đầu để cảm ơn. 

Nhạc cụ truyền thống 

Âm nhạc truyền thống của người Hàn được chia làm 4 loại: dân gian, cổ điển, sùng kính và tòa án. Trong đó cũng chia ra những loại nhạc cụ tiêu biểu cho nền âm nhạc này, đó là: 

Nhạc cụ dây

Đàn Gayageum
Đàn Gayageum

Hầu hết các loại nhạc cụ dây được làm từ lụa , ngoại trừ Gayageum có dây bằng kim loại. 

  • Gayageum tương tự như đàn tam thập lục của Việt Nam, nhưng có nhiều dây hơn, khoảng từ 72-104 dây. Nhạc công sẽ dùng một cây gậy tre nhỏ để đánh theo giai điệu của bản nhạc tương ứng với âm vực của mỗi sợi dây.
  • Kayagum là một loại nhạc cụ 20 dây, được làm từ gỗ, trông giống như đàn tranh và cách đánh cũng tương tự vậy. 

Nhạc cụ hơi

Hun - nhạc cụ hơi truyền thống
Hun – nhạc cụ hơi truyền thống

Nhạc cụ hơi truyền thống của Hàn Quốc bao gồm 4 loại chủ yếu: 

  • Daegeum: là một loại nhạc cụ hơi lâu đời nhất của Hàn Quốc, nó chính là một loại sáo trúc như thông thường và dành cho mọi lứa tuổi
  • Hun: có hình cầu làm từ đất sét nung, bên trên bề mặt có 4-5 lỗ để thổi, tiếng Hun phát ra có âm hưởng thấp, tương tự như Ocarina
  • Tanso: loại sáo thổi ở phần cuối, phù hợp với âm nhạc dân gian 

Nhạc cụ gõ

  • Jing: là một loại cồng chiêng truyền thống của văn hoá Hàn Quốc, nó được làm từ chất liệu đồng thai, goc bằng búa bọc vải mềm bên ngoài để tạo ra âm thanh trầm chứ không vang như ở Việt Nam. 
  • Janggu: một loại trống thon lại ở giữa thân nhìn như đồng hồ cát, và được chơi bằng tay không hoặc dùng búa. 
  • Pyeonyeon: gồm 16 tấm đá bọt và được đánh bằng búa. Mỗi tấm sẽ có độ dày khác nhau, tạo ra âm hưởng khác nhau.
Nhạc cụ gõ Hàn Quốc
Nhạc cụ gõ Hàn Quốc

Xem thêm >>>> Simpl là gì? Ý nghĩa của hotrend Simp trên Facebook

Di sản văn hoá Hàn Quốc

Nếu như nhắc đến những di sản văn hoá Hàn Quốc, chắc hẳn không thể thiếu những địa điểm sau đây:

Đền Jongmyo 

Đền là nơi lưu giữ các tấm bia khắc tên phả hệ của hoàng tộc trong triều đại Joseon từ năm 1392 – 1910. Trong đó, đền chính Jeongyeon là công trình bằng gỗ lớn nhất trong số các công trình trên toàn thế giới vào thế kỷ 14.

Đền Jongmyo
Đền Jongmyo

Janggyeong Panjeon của chùa Haeinsa (1995) 

Chùa Haeinsa lưu giữ một bộ 80,000 tấm gỗ chạm khắc Tripitaka Koreana lớn nhất thế giới vào thế kỷ thứ 13. Đây được coi như minh chứng cho sự tiến bộ của kỹ thuật in lúc bấy giờ. Chùa được dựng lên để cất giữ các tấm gỗ cổ này, và Janggyeong Panjeon sử dụng phương pháp bảo quản tự nhiên, giữ cho những tấm gỗ này không bị mục. 

Janggyeong Panjeon của chùa Haeinsa
Janggyeong Panjeon của chùa Haeinsa

Động Seokguram 

Động đá Seokguram là động đá nhân tạo là một kiệt tác của thời kỳ Silla thống nhất (676 – 935). Đây được coi là biểu tượng của sự kết hợp giữa kiến trúc, toán học, hình học, tôn giáo và nghệ thuật của người Hàn Quốc thời điểm bấy giờ. 

Động Seokguram
Động Seokguram

Chùa Bulguksa (1995) 

Ngôi chùa là hiện thân của các quan điểm nghệ thuật, được xây dựng cùng thời kỳ với động Seokguram. Biểu tượng tháp Seokgatap, Dabotap được in trên đồng xu 10 won đã thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan hàng năm. 

Chùa Bulguksa
Chùa Bulguksa

Cung điện Changdeokgung (1997)

Cung điện mang một nét kiến trúc hài hoà với khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ xung quanh, mang ý nghĩa về sự cân đối của người Hàn Quốc. Cung điện được hoàn thành vào năm 1405, là nơi hoàng tộc triều đại Joseon sử dụng và được bảo tồn tốt nhất trong 5 hoàng cung ở Seoul. Vườn hoa Huwon là vườn cung điện lớn nhất Hàn Quốc với hơn 100 loài hoa đua nhau khoe sắc, càng làm nổi bật lên nét cổ kính của những tòa cung điện.

Cung điện Changdeokgung
Cung điện Changdeokgung

Pháo đài Suwon Hwaseong (1997)

Pháo đài Suwon Hwaseong là hình tượng pháo đài điển hình của triều đại Joseon. Với chiều dài khoảng 6km bao quanh cung điện Hwaseong, pháo đài có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho nhà vua khi ngự giá tại nơi đây. Du khách có thể đi tàu để tham quan toàn bộ khu vực pháo đài, tham gia các hoạt động kéo chuông và bắn cung truyền thống ngay tại đây. 

Pháo đài Suwon Hwaseong
Pháo đài Suwon Hwaseong

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc về toàn bộ nền văn hoá Hàn Quốc từ nền văn hoá cổ xưa cho đến thời kỳ hiện đại. Nền văn hoá Hàn Quốc đa dạng và đặc sắc đến vậy chắc chắn sẽ khiến bạn càng thích thú khi tìm hiểu sâu hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn thêm yêu thích đất nước và con người nơi đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *